Thạc Sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử ở việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    - Thương mại điện tử mới ra đời đã nhanh chóng gây sự chú ý đối với công
    chúng cũng như cộng đồng kinh doanh và các nhà nghiên cứu. Sau đó, cũng
    nhanh như lúc xuất hiện, Thương mại điện tử tự thất bại nhanh chóng và trở
    nên mờ nhạt trong nền kinh tế. Tuy tăng trưởng vô cùng chậm chạp nhưng
    trong những năm gần đây, Thương mại điện tử vẫn là lĩnh vực đầy tiềm
    năng đối với sự mở rộng và phát triển của nền kinh tế.
    - Thương mại điện tử chính là một nguồn tài nguyên khổng lồ, không những
    nó không bị cạn kiệt khi được khai thác như các loại tài nguyên thiên nhiên,
    mà hơn nữa, trong kỷ nguyên công nghệ thông tin và viễn thông phát triển
    như vũ bão, nó ngày càng phong phú và đa dạng hơn.
    - Đối với Việt nam, Thương mại điện tử đã bắt đầu nổi lên trong những năm
    gần đây. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của nó vẫn còn khiêm tốn. Vấn đề đặt ra
    là tại sao tính “sẵn sàng” và ứng dụng Thương mại điện tử trong các doanh
    nghiệp ở Việt nam lại chậm trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như
    hiện nay. Đâu là rào cản? Chúng ta cần có những giải pháp gì để phát triển
    Thương mại điện tử? Thương mại điện tử đem lại cho người dùng những
    giá trị gì?
    - Thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin và Thương mại điện tử của
    các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam: Mơ hồ trong hiểu biết Thương mại
    điện tử. Trong một khảo sát khác trên 375 doanh nghiệp được Sở Thương
    Mại Tp.HCM thực hiện vào cuối năm 2005: có 74% doanh nghiệp đã sử
    dụng email, 88% doanh nghiệp sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin. Tuy
    nhiên, doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn trong ứng dụng Thương mại
    điện tử vào hoạt động xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật trình bày
    thông tin sản phẩm, biên tập nội dung, tổ chức điều hành website và quản lý
    hệ thống hậu tuyến như máy chủ, băng thông .Còn với kết quả khảo sát
    hơn 2.000 doanh nghiệp tại 5 thành phố lớn của VCCI năm 2005 về
    Thương mại điện tử thì rất hạn chế: 7,3% nói “không biết về Thương mại
    điện tử”, mặc dù tỷ lệ kết nối Internet cao (91%) nhưng tỷ lệ có website
    thấp (71,1%), đa phần dùng để gửi nhận email chứ không dùng để hỗ trợ
    kinh doanh.
    Những con số nói trên quả là rất khiêm tốn và phác họa được thực trạng
    ứng dụng công nghệ thông tin và Thương mại điện tử của doanh nghiệp vừa
    và nhỏ.
    - Trước xu hướng phát triển của Thương mại điện tử trên thế giới và thực
    trạng Thương mại điện tử ở Việt nam, tác giả đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ
    kinh tế với tên gọi là: “Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi
    thái độ sử dụng Thương mại điện tử ở Việt nam” với định hướng nghiên
    cứu khám phá trong lĩnh vực nhận thức của người dùng (bao gồm người đã
    từng sử dụng và đã có ý định tham gia giao dịch Thương mại điện tử) về
    hoạt động Thương mại điện tử B2C (business to consumer- loại giao dịch
    mua bán giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng trực tiếp). Thông qua đề tài
    nghiên cứu này, tác giả mong muốn phân tích những nhân tố ảnh hưởng
    đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng Thương mại điện tử ở Việt nam để
    từ đó đề xuất những giải pháp gợi ý phù hợp để phát triển lĩnh vực này.
    - Xuất phát từ yêu cầu khách quan nêu trên, việc nghiên cứu đề tài của luận
    văn có ý nghĩa khoa học, mang tính thực tiễn, đồng thời đây cũng là tài liệu
    cần thiết góp phần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay
    đổi thái độ sử dụng Thương mại điện tử nói riêng và khả năng phát triển
    của Thương mại điện tử ở Việt nam trong thời gian tới nói chung.


    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    Từ những nhận xét và mong muốn nêu trên, mục tiêu của đề tài sẽ hướng vào
    nghiên cứu các vấn đề cụ thể như sau:
    - Xác định các yếu tố liên quan đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng
    Thương mại điện tử. Công việc này bao gồm việc khám phá, phân tích và
    đánh giá những yếu tố có khả năng tác động đến xu hướng thay đổi thái độ
    sử dụng Thương mại điện tử tại Việt nam.
    - Nhận dạng những vấn đề liên quan đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng
    Thương mại điện tử cần được ưu tiên quan tâm và đáp ứng để từ đó đề xuất
    một số giải pháp gợi ý phù hợp cho việc phát triển hoạt động Thương mại
    điện tử tại Việt nam.


    1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Đề tài được thực hiện theo hai bước:
    ã Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua nghiên cứu định
    tính trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết về tổng quan Thương
    mại điện tử trên thế giới, các mô hình đúc kết từ những nghiên cứu
    trước đây kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm nhằm thiết lập bảng
    câu hỏi để sử dụng cho việc nghiên cứu chính thức tiếp theo.
    ã Bước 2: Nghiên cứu chính thức bằng định lượng nhằm mục đích khảo
    sát các đánh giá của người đã từng tham gia giao dịch hoặc đã có ý định
    giao dịch Thương mại điện tử hình thức B2C về những nhân tố ảnh
    hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng Thương mại điện tử ở
    Việt nam.
    - Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    ã Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic để tổng hợp
    các số liệu, dữ kiện nhằm xác định những kết quả phù hợp để vận dụng
    tại Việt nam.
    ã Phương pháp chuyên gia để tham khảo ý kiến nhận định những yếu tố
    tác động và mức độ tác động của các yếu tố đối với xu hướng thay đổi
    thái độ sử dụng Thương mại điện tử ở Việt nam.
    ã Phương pháp phỏng vấn cá nhân (điều tra nghiên cứu với bảng câu hỏi
    thiết kế sẵn) và xử lý số liệu với chương trình SPSS (Statistical Pachage
    for Social Sciences).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...