Tiến Sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động và đình công - Nghiên cứu điển hình tại các khu công n

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG 15
    1.1. TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG 15
    1.1.1. Khái niệm, nội dung và nguyên nhân xảy ra tranh chấp lao động .15
    1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, biểu hiện và nguyên nhân xảy ra đình công .17
    1.1.3. Ảnh hưởng của tranh chấp lao động và đình công đến sản xuất kinh doanh
    và phát triển kinh tế xã hội .24
    1.1.4. Các quy định về tranh chấp lao động và đình công .26
    1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH
    CÔNG .28
    1.2.1. Một số mô hình tham khảo 28
    1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động . 33
    1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đình công 48
    1.3. KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ PHÒNG NGỪA, GIẢI QUYẾT
    CÁC TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG 49
    1.3.1. Công ước của ILO về tranh chấp lao động và đình công 50
    1.3.2. Thông lệ quốc tế công nhận tranh chấp lao động và đình công 50
    1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc .51
    1.3.4. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 55
    1.3.5. Kinh nghiệm của Thái Lan .57
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 59

    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU.61
    2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .61
    2.2. NGUỒN THÔNG TIN 63
    2.2.1. Nguồn thông tin thứ cấp 63
    2.2.2. Nguồn thông tin sơ cấp .63 2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH 64
    2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG .65
    2.4.1. Mẫu điều tra khảo sát 65
    2.4.2. Khung phân tích 65
    2.4.2. Thiết kế thông tin bảng hỏi .67
    2.5. THU THẬP THÔNG TIN, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .69
    2.5.1. Thu thập thông tin .69
    2.5.2. Xử lý và phân tích dữ liệu .70
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .72
    .
    CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRANH CHẤP
    LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH
    KHÁNH HÒA .73
    3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, VĂN HÓA, VÀ KINH TẾ XÃ
    HỘI CỦA TỈNH KHÁNH HÒA 73
    3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, lịch sử, văn hóa 73
    3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 74
    3.2. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TÌNH HÌNH TRANH CHẤP LAO
    ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH
    HÒA 75
    3.2.1. Khái quát về các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa .75
    3.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa 77
    3.2.3. Tình hình tranh chấp lao động và đình công ở tỉnh Khánh Hòa từ năm
    2006-2011 81
    3.3. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRANH CHẤP LAO
    ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH
    HÒA .84
    3.3.1. Hệ thống pháp luật .84
    3.3.2. Các cơ quan quản lý Nhà nước 86
    3.3.3. Môi trường kinh tế xã hội 90
    3.3.4. Người lao động 93
    3.3.5. Tổ chức công đoàn .97
    3.3.6. Người sử dụng lao động 100
    3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRANH
    CHẤP LAO ĐỘNG 107 3.4.1. Các thành phần và chỉ báo của nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao
    động từ NLĐ, TCCĐ và NSDLĐ .107
    3.4.2. Kiểm định mô hình phân tích nhân tố ảnh hưởng đến TCLĐ .109
    3.4.3. Kiểm định mô hình hồi quy về vấn đề TCLĐ .111
    3.4.4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến TCLĐ .118
    3.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÌNH
    CÔNG .119
    3.5.1. Các thành phần và chỉ báo của nhóm nhân tố ảnh hưởng đến đình công từ
    NLĐ, TCCĐ và NSDLĐ 119
    3.5.2. Kiểm định mô hình phân tích nhân tố ảnh hưởng đến đình công .121
    3.5.3. Kiểm định mô hình hồi quy về vấn đề Đình công 122
    3.5.4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến đình công128
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .128

    CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG
    NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG TẠI
    CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HÒA 131
    4.1. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HÒA
    ĐẾN NĂM 2020 .131
    4.2. DỰ BÁO VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG Ở VIỆT NAM
    VÀ TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020 .131
    4.3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHÒNG NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT
    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG 134
    4.3.1. Cần giải quyết hài hòa các mối quan hệ lao động để phòng ngừa tranh chấp
    lao động và đình công xảy ra 134
    4.3.2. Hạn chế đình công và đình công tự phát đòi hỏi phải chú trọng tuyên
    truyền pháp luật lao động, trong đó có pháp luật về đình công .134
    4.3.3. Chấp nhận đình công nhưng không khuyến khích đình công .135
    4.3.4. Bảo vệ NLĐ đi đôi với bảo đảm lợi ích NSDLĐ trong công tác phòng ngừa
    và giải quyết tranh chấp lao động và đình công 136
    4.3.5. Chú trọng phòng ngừa tranh chấp lao động và đình công là chính, nhanh
    chóng giải quyết mâu thuẫn nhằm tránh xảy ra đình công .139
    4.3.6. Giải quyết tranh chấp lao động và đình công cần đảm bảo lợi ích kinh tế,
    ổn định chính trị và trật tự xã hội .140 4.4. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO
    ĐỘNG .141
    4.4.1. Nhà nước và các cơ quan quản lý 141
    4.4.2. Người lao động 150
    4.4.3. Công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn cơ sở .152
    4.4.4. Hội đồng người sử dụng lao động và người sử dụng lao động .153
    4.5. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG 160
    4.5.1. Người lao động 160
    4.5.2. Tổ chức công đoàn 161
    4.5.3. Người sử dụng lao động 162
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .164

    KẾT LUẬN 165
    KHUYẾN NGHỊ .166
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .169
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 170
    PHỤ LỤC 178
    Phụ lục 1: Phiếu điều tra dành cho người lao động .178
    Phụ lục 2: Danh sách các DN phát phiếu điều tra cho người lao động 189
    Phụ lục 3: Nội dung câu hỏi gợi ý sử dụng khi trao đổi, phỏng vấn chuyên gia190
    Phụ lục 4: Các buổi hội thảo, hội nghị và khóa học liên quan đến đề tài luận án
    tác giả đã tham gia 194
    Phụ lục 5: Danh sách chuyên gia được phỏng vấn, trao đổi và kết quả phân tích
    định tính 196
    Phụ lục 6: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến Tranh chấp lao động202
    Phụ lục 7: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến Đình công .213
    Phụ lục 8: Dự báo xu thế thay đổi thị trường cung cầu LĐ của Trung Quốc .221
    Phụ lục 9: Số vụ đình công tại Hàn Quốc từ năm 1980 đến 2006 222
    Phụ lục 10: Số giờ làm việc mỗi năm của Hàn Quốc và các quốc gia khác 223
    Phụ lục 11: Bản đồ các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa 224
    Phụ lục 12: Tổng hợp số lượng NLĐ và đoàn viên công đoàn tại các KCN 225
    Phụ lục 13: Tranh chấp lao động và đình công ở Việt Nam từ năm 1995 – 2011
    13.1: Phân loại đình công theo loại hình doanh nghiệp .227
    13.2: Tỷ lệ đình công theo địa phương từ năm 2007-2010 228
    13.3: Tỷ lệ đình công trong các doanh nghiệp FDI 229
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Trong đà tăng trưởng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
    của Việt Nam, việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước cùng với việc phát triển các
    khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) nổi cộm lên là các vấn đề liên quan
    đến quan hệ lao động (QHLĐ). Kể từ thập niên 1980, “Bốn con rồng châu Á”: Đài
    Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore đã qua thời kỳ nhận gia công cho các tập
    đoàn kinh tế đa quốc gia nhờ vào cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, cộng với nguồn nhân lực
    chất lượng của những quốc gia và vùng lãnh thổ này. Nhằm hạ giá thành sản phẩm
    gia công và nâng cao sức cạnh tranh, các doanh nghiệp (DN) của “ Bốn con rồng
    châu Á” chuyển dịch các nhà máy để tìm kiếm nguồn nhân công rẻ hơn, chi phí thấp



    hơn tại các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Các
    ngành gia công sản xuất thâm dụng lao động như dệt may, da giày, cơ khí, đồ
    gỗ đã thiết lập các nhà máy trong các KCN và KCX tại miền Nam Việt Nam trong
    những năm 1990, và miền Bắc từ những năm 2000. Từ vài chục cuộc đình công của
    năm 1995, năm 2006 tại Việt Nam đã bùng phát đến 387 cuộc đình công, đỉnh điểm
    là năm 2008 với 762 cuộc, và không dừng lại ở đó: năm 2011 là 978 cuộc đình công
    đã xảy ra [48].
    Những cuộc đình công xảy ra trong những năm gần đây tăng cao đã ảnh
    hưởng không ít đến tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) của các DN, công ăn việc
    làm của người lao động (NLĐ) không ổn định, và nhất là làm xấu đi hình ảnh môi
    trường đầu tư của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
    Kể từ năm 2006 tại các KCN của tỉnh Khánh Hòa xảy ra nhiều vụ tranh chấp
    lao động (TCLĐ) và đình công. Về tính chất và qui mô mỗi năm một phức tạp và
    nghiêm trọng. Nếu như cả năm 2011 các KCN chỉ xảy ra 3 vụ đình công, thì chỉ
    trong 3 tháng đầu năm 2012 các KCN đã xảy ra 3 vụ đình công của 3 DN khác nhau.
    Theo thông tin từ các DN trong các KCN, thực tế những vụ TCLĐ xảy ra nhiều hơn,
    nhưng các DN tự dàn xếp ổn thỏa nên không có báo cáo về Công đoàn các khu công
    nghiệp và khu kinh tế tỉnh Khánh Hòa [11].
    Là một tỉnh nằm ở khu vực Nam Trung bộ với tiềm năng kinh tế vững mạnh,
    đóng góp ngân sách Nhà nước, tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tổng sản phẩm
    nội địa (GDP) của tỉnh Khánh Hòa luôn nằm trong nhóm đứng đầu toàn quốc. Năm
    2011 Khánh Hòa đã đóng góp ngân sách 8.768 tỷ đồng, tổng giá trị sản xuất công
    nghiệp là 17.865 tỷ đồng và tổng sản phẩm nội địa là 13.370 tỷ đồng [54]. Quyết định 251/2006/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh
    Khánh Hòa đến năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 31/10/2006
    nêu rõ: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020
    thành trung tâm của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Và năm 2011 HĐND
    tỉnh Khánh Hòa thông qua Nghị quyết về điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển
    kinh tế - xã hội Khánh Hòa đến năm 2020, theo đó tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu trở
    thành trung tâm kinh tế - văn hóa - du lịch, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân
    lực của vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Toàn tỉnh đạt các tiêu chí của
    một thành phố trực thuộc trung ương, có tiềm lực kinh tế mạnh và phát triển năng
    động với cơ cấu kinh tế hiện đại. Cụ thể, Khánh Hòa phấn đấu đến năm 2020 GDP
    bình quân đầu người đạt 5.500 USD, tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ còn 6% trong
    cơ cấu kinh tế [12].
    Các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư hằng năm đều gia
    tăng tại các KCN của tỉnh Khánh Hòa. Do vậy, tình hình TCLĐ và đình công đã và
    sẽ xảy ra rất phức tạp gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư tại các KCN tỉnh
    Khánh Hòa. Vì những lý do đó, tác giả nghiên cứu lựa chọn đề tài luận án: Các nhân
    tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động và đình công – Nghiên cứu điển hình tại
    các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa. Những đóng góp mới về mặt lý luận và thực
    tiễn của luận án hy vọng sẽ góp phần giúp ích cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm
    xây dựng QHLĐ hài hòa, hạn chế TCLĐ và đình công trong quá trình phát triển kinh
    tế xã hội của nước ta.
    2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án:
    Trên cơ sở hệ thống hóa các lý luận về TCLĐ và đình công: khái niệm, đặc
    điểm, nội dung, biểu hiện và nguyên nhân; nghiên cứu TCLĐ và đình công tại một
    số quốc gia, luận án thiết lập mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến TCLĐ và mô hình
    ảnh hưởng đến đình công làm cơ sở nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu điển hình về
    TCLĐ và đình công tại các KCN tỉnh Khánh Hòa, nhằm kiểm chứng và đánh giá các
    nhân tố ảnh hưởng đến TCLĐ và đình công, các mức độ tác động như thế nào, từ đó
    đề xuất một số quan điểm định hướng, các giải pháp phòng ngừa và giải quyết TCLĐ
    và đình công ở nước ta nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng.
    Một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra:
    - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến TCLĐ và đình công?
    - Những bài học nào được rút ra từ những kinh nghiệm xử lý TCLĐ và đình
    công tại một số quốc gia?
     
Đang tải...