Luận Văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của của cán bộ công nhân viên đối với Công ty Cổ phần Vật Liệu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của của cán bộ công nhân viên đối với Công ty Cổ phần Vật Liệu Xây Dựng Khánh Hòa


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN . i
    DANH MỤC BẢNG BIỂU v
    DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
    Chương 1: MỞ ĐẦU . 1
    1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu . 1
    1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
    1.3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu . 2
    1.4. Phương pháp nghiên cứu . 2
    1.5. Ý nghĩa của đề tài . 3
    1.6. Kết cấu đề tài nghiên cứu 3
    Chương 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY 4
    2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần vật việu xây dựng Khánh
    Hòa . 4
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty . 4
    2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của công ty .5
    2.1.2.1. Chức năng . 6
    2.1.2.2. Nhiệm vụ . 6
    2.1.2.3. Nguyên tắc hoạt động . 6
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức . 7
    2.1.4. Cơ cấu lao động . 11
    2.1.4.1. Phân theo giới tính 11
    2.1.4.2. Phân theo trình độ học vấn . 12
    Chương 3: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT . 13
    3.1. Lý thuyết về sự thỏa mãn trong công việc 13
    3.1.1. Định nghĩa về mức độ thỏa mãn trong công việc . 13
    3.2. Một số nghiên cứu về nhu cầu của con người 14
    3.2.1. Thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow (1943) 14
    3
    3.2.2. Thuyết ERG của Clayton Alderfer (1969) 16
    3.2.3. Thuyết hai nhân tố của Frederick Herzberg (1959) .16
    3.2.4. Thuyết thúc đẩy theo nhu cầu của Mc Clelland (1988) 17
    3.2.5. Thuyết kỳ vọng của Vroom (1964) 18
    3.2.6. Thuyết công bằng của Adam (1963) . 20
    3.3. Các nghiên cứu liên quan tới sự thỏa mãn công việc 22
    3.3.1. Nghiên cứu của Smith, Kendall và Hulin (1969) . 22
    3.3.2. Nghiên cứu của Luddy (2005) . 22
    3.3.3. Nghiên cứu của Ts. Trần kim Dung (2005) 23
    3.4. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm . 24
    3.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất . 24
    3.4.2. Giải thích các khái niệm trong mô hình . 25
    3.4.3. Các biến đo lường các nhân tố của sự thỏa mãn công việc .27
    3.4.4. Giả thuyết nghiên cứu . 28
    Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    4.1. Quy trình nghiên cứu . 31
    4.2. Phương pháp nghiên cứu . 32
    4.2.1. Thang đo 32
    4.2.2. Thiết kế nghiên cứu 33
    4.2.2.1. Nghiên cứu sơ bộ 34
    4.2.2.2. Nghiên cứu chính thức 34
    4.2.3. Kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê 35
    4.2.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo 35
    4.2.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính 35
    Chương 5: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ . 37
    5.1. Xây dựng dữ liệu, làm sạch và xử lý dữ liệu 37
    5.2. Mô tả mẫu . 37
    5.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo . 42
    5.3.1. Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng công cụ Cronbach’s
    Alpha . 42
    4
    5.3.1.1. Thang đo từng nhân tố của sự thỏa mãn công việc .42
    5.3.1.2. Thang đo sự thỏa mãn công việc nói chung 47
    5.3.2. Phân tích nhân tố 47
    5.3.2.1. Các biến quan sát của từng nhân tố của sự thỏa mãn công
    việc 48
    5.3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng sự thỏa mãn công việc .52
    5.4. Phân tích hồi quy tuyến tính 53
    5.4.1. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính 56
    5.4.2. Đánh giá độ phù hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết 59
    5.4.3. Giải thích tầm quan trọng của các biến trong mô hình . 60
    5.4.4. Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính
    . 60
    5.4.5. Thống kê mô tả thang điểm Likert đối v ới các thang đo được rút
    ra từ kết quả phân tích hồi quy . 62
    Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
    6.1. Kết luận . 68
    6.2. Một số kiến nghị về mặt chính sách 69
    6.3. Những hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 76
    PHỤ LỤC
    Phụ lục số 01: Bảng câu hỏi định tính (1 trang)
    Phụ lục số 02: Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng (4 trang)
    Phụ lục số 03: Kết quả làm sạch dữ liệu (14 trang)
    Phụ lục số 04: Phân tích tần số (3 trang)
    Phụ lục số 05: Kết quả kiểm định thang đo (5 trang)
    Phụ lục số 06: Kết quả phân tích EFA nhóm biến độc lập (3 trang)
    Phụ lục số 07: Kết quả phân tích EFA nhóm biến phụ thuộc (1 trang)
    Phụ lục số 08: Kết quả phân tích hồi quy (5 trang)
    Phụ lục số 09: Phân tích thống kê mô tả (3 trang)


    Chương 1:MỞ ĐẦU
    1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây,
    nhu cầu về nguồn nhân lực cũng ngày càng gia tăng. Doanh nghiệp ngày càng chú
    trọng hơnvấn đề xây dựng nguồn nhân lực. Sự ổn định trong độingũ lao độngsẽ
    giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí (tuyển dụng, đào tạo, v.v.),
    giảm các sai sót (do nhân viên mới gây ra khi chưa quen với công việc mới), tạo
    niềm tin và tinh thần đoàn kết trong nội bộ doanh nghiệp. Từ đó người lao động sẽ
    xem doanh nghiệp là nơi lý tưởng cho họ phát huy năng lực của mình cũng như gắn
    bó lâu dài với doanh nghiệp. Quan trọng hơn hết, sự ổn định này sẽ giúp doanh
    nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tạo được sự tin cậy của khách hàng về chất lượng
    sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà một trong những tiêu chí
    quan trọng để đánh giá trình độ quản trị nguồn nhân lực tại một công ty, đó chính là
    "Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên đối với tổ chức".
    Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi CareerBuilder-một website việc làm
    hàng đầu thế giới (báo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần số ra ngày 10 tháng 01 năm
    2008) đã chỉ ra rằng sự bất mãn đang tăng lên trong giới làm công: cứ trong bốn
    người thì có một người đang cảm thấy chán nản với việc làm của mình, và số người
    chán nản như vậy tăng trung bình 20% trong hai năm gần đây; có sáu trong số mười
    người được hỏi đều đang có ý định rời bỏ công việc hiện tại để tìm đến một bến đỗ
    khác trong vòng hai năm tới. Chính vì thế mà các nhà quản trị cần phải tích cực tìm
    ra các yếu tố tác động đến nhân viên để từ đó có những chính sách hợp lý nhằm làm
    hài lòng nhân viên, tạo đòn bẩy cho sự thành công và phát triển của doanh nghiệp.
    Vì vậy, một kết quả nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên đối với công
    việc trong công ty dựa trên cơ sở khoa học là thực sự quan trọng trong việc cung
    9
    cấp cho các nhà quản lý thông tin hữu ích để hoạch định chính sách quản lý phù hợp
    và chính sách động viên thích đáng, tăng sự hài lòng cho người lao động. Xuất phát
    từ tầm quan trọng ấy, cùng với những cơ sở lý thuyết đã được học, tác giả đã quyết
    định chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là:
    “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của của cán bộ công nhân viên
    đối với Công ty Cổ phần Vật Liệu Xây Dựng Khánh Hòa”.
    1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Mục đích: Xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
    cán bộ công nhân viên đối với Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Khánh Hòa.
    Mục tiêu cụ thể:
    ã Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn đối với công việc của
    nhân viên.
    ã Xác định mức độ ảnh hưởng (mạnh/yếu) của các nhân tố đến sự thỏa
    mãn đối với công việc của nhân viên.
    ã Tìm ra những mặt còn tồn tại trong các chính sách đãi ngộ và động
    viên hiện nay của công ty, và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ hài
    lòng của người lao động đối với công việc.
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài này được thực hiện tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Khánh Hòa
    (Trụ sở chính tại 194 – 196 Trần Quý Cáp, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).
    Đối tượng khảo sát là 590 công nhân viên đang làm việc tại Công ty cổ phần
    vật liệu xây dựng Khánh Hòavào thời điểm tháng 4 năm 2010.
    1.4. Phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu được thực hiện qua các giai đoạn : nghiên cứu sơ bộ và nghiên
    cứu chính thức.
    Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính. Kỹ thuật
    thảo luận nhóm được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ để điều chỉnh các nhân tố cho
    phù hợp với điều kiện của công ty.
    10
    Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, thang
    đo Likert năm mức độ được sử dụng để đo lường giá trị các biến số.Đề tài nghiên
    cứu dựa trên số liệu sơ cấp thu thập được từ bảng câu hỏi phỏng vấn cán bộ công
    nhân viên trong Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Khánh Hòa.
    Công việc thống kê, xử lý và phân tích số liệu được thực hiện bằng phần
    mềm Excel, SPSS for Windows 16.0.
    1.5. Ý nghĩa của đề tài
    Việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ mang lại ý nghĩa sau:
     Giúp công ty có được một thang đo lường về sự hài lòng của người
    lao động đối với tổ chức.
     Kết quả nghiên cứu sẽ cho người đọc có cái nhìn tổng quát về sự
    thoả mãn trong công việc ở các nhân tố của người lao động trong công ty.
     Giúp các nhà quản trị của công ty phát hiện những mặt còn hạn chế,
    tồn tại, qua đó có thể đưa ra các quyết định phù hợp nhằm nâng cao mức độ hài
    lòng của người lao động để từ đó nâng cao năng suất làm việc cũng như hiệu quả
    hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
    1.6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
    Nội dung đề tài gồm 6 chương như sau:
    Chương 1: Mở đầu
    Chương 2: Giới thiệu công ty
    Chương 3: Tổng quan về lý thuyết
    Chương 4: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 5: Phân tích và thảo luận kết quả
    Chương 6: Kết luận và kiến nghị


    Chương 2:GIỚI THIỆU CÔNG TY
    2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Vật Liệu Xây Dựng Khánh Hòa -KCM
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
     Thông tin cơ bản về công ty:
    - Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Khánh Hòa
    - Tên tiếng anh: Khanh Hoa Construction Materials Joint Stock
    Company
    - Tên viết tắt: KCM
    - Trụ sở chính: 194 – 196 Trần Quý Cáp, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
    - Điện thoại: (058).3817828 – 3819962
    - Fax: (058).3816329
    - E-mail: [email protected]
     Lịch sử hình thành và phát triển:
    Từ những năm 1978, tiền thân công ty là Xí nghiệp gạch ngói Ninh Xuân
    được thành lập theo quyết định số 2519/QĐ-UB ngày 02/08/1978 của UBND tỉnh
    Phú Khánh. Với nhiệm vụ sán xuất gạch ngói đất nung cho các công trình xây dựng
    trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Tuy công nghệ sản xuất ban đầu của công ty là
    bán thủ công, dây chuyền sản xuất lạc hậu, nhưng bằng sự nỗ lực của cán bộ công
    nhân viên công ty cùng với sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh, Ban, Ngành công ty dần
    lớn mạnh, tự khẳng định mình vững bước trong nền kinh tế thị trường.
    Công ty đã mạnh dạn đầu tư Nhà máy gạch nung Tuynen với máy móc hiện
    đại của Cộng Hòa Liên Bang Đức và hệ thống lò nung sấy Tuynen kiểu Bungari
    bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay ngân sách do công ty làm chủ đầu tư. Nhà
    máy bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 29/08/1995 với công suất 25 triệu viên
    QTC/năm. Với công nghệ sản xuất hiện đại, kết hợp với truyền thống sản xuất gạch
    12
    ngói của nhân dân Ninh Hòa, công ty đã đưa vào thị trường nhiều mặt hàng có mẫu
    mã đẹp, chất lượng cao, giá thành hạ đạt tiêu chuẩn quốc gia.
    Trong thời gian này, Công ty XNK Vật liệu Xây dựng Khánh Hòa cũng đã
    đầu tư một nhà máy gạch Tuynen tại Diên Thọ - Diên Khánh có cùng công suất với
    nhà máy gạch Tuynen Ninh Hòa. Tuy nhiên, qua một năm hoạt động, hiệu quả đem
    lại không cao dẫn đến Nhà máy ngưng sản xuất. Trước tình hình này, UBND Tỉnh
    Khánh Hòa có quyết định số 2832/QĐ-UB ngày 28/09/1998, sáp nhập Xí nghiệp
    Tuynen Diên Khánh thuộc công ty XNK Vật liệu Xây dựng Khánh Hòa vào Xí
    nghiệp ngói Ninh Hòa và lấy tên là Công ty Vật liệu Xây dựng Khánh Hòa. Đồng
    thời tháng 12/1998, công ty đã tiếp nhận thêm Mỏ đá Tân Dân và Mỏ đá Suối Lau
    chuyên sản xuất kinh doanh đá Granite theo quyết định số 3481/QĐ-UB ngày
    01/12/1998.
    Từ khi thành lập, hai Nhà máy đã dần đi sản xuất ổn định, công suất đã vượt
    trên mức thiết kế nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Trước tình hình
    này, Ban Giám Đốc công ty đã mạnh dạn thay thế quy trình sản xuất thủ công tại
    Ninh Xuân để đầu tư hệ thống lò nung sấy Tuynen công suất 10 triệu viên/năm cùng
    với hai hệ thống máy hút đùn chân không để đảm bảo đủ nhu cầu thị trường. Thực
    hiện chủ trương của Nhà nước, Công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang
    Công ty cổ phần theo Quyết định số 1232/QĐ-UB ngày 12/05/2004 của UBND tỉnh
    Khánh Hòa. Ngày 04/09/2004, công ty đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông sáng lập,
    thành lập Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Khánh Hòa, từ khi thành lập đến nay
    công ty đã 4 lần thay đổi giấy đăng ký kinh doanh, lần gần đây nhất là 10/07/2009;
    số giấy đăng ký kinh doanh: 4200570999 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh
    Hòa cấp. Công ty có các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc sau:
    - Công trường Đá Tân Dân
    - Xí nghiệp Gạch Ngói Diên Khánh
    - Xí nghiệp Gạch Ngói Ninh Hòa – TN 25
    - Xí nghiệp Gạch Ngói Ninh Hòa – TN 10
    - Xí nghiệp Kinh doanh VLXD Nha Trang


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    84
    1. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu
    nghiên cứu với SPSS, nhà sản xuất Thống Kê, Hà Nội.
    2. Nguyễn Hữu Lam (1998), Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản giáo dục.
    3. Phương pháp luận nghiên cứu– NXB Lao động.
    4. Quản trị nguồn nhân lực– Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng –NXB Thống
    kê.
    5. Trần Kim Dung (11/2005), Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành
    và kết quả làm việc của nhân viên trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hội thảo
    quốc tế về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, TPHCM.
    6. Nguyễn Việt – Nguyễn Khánh Duy (2004), Các nhân tố ảnh hưởng quan
    trọng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo ở trường Đại học Kinh
    Tế thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
    7. Lê Hồng Lam (2009), Đo lường sự thỏa mãn của cán bộ công nhân viên
    đối với tổ chức tại công ty trách nhiệm hữu hạn Long Shin, Luận văn thạc sỹ, Đại
    học Nha Trang.
    8. Phạm Thành Thái, Bài giảng kinh tế lượng– Đại học Nha Trang.
    9. Phạm Thế Anh, Bài giảng quản trị nguồn nhân lực – Đại học Nha
    Trang.
    10. Nguyễn Thị Hạnh, Bài giảng phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
    – Đại học Nha Trang.
    11. Luận văn tốt nghiệp của các khoá trước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...