Thạc Sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU--------------------------------------------------------------------- 1
    1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ----------------------------------- 1
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀTÀI ------------------------ 5
    1.2.1 Mục tiêu --------------------------------------------------------------------------- 5
    1.2.2 Ý nghĩa của đề tài ---------------------------------------------------------------- 5
    1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU--- 6
    1.3.1. Phương pháp nghiên cứu-------------------------------------------------------- 6
    1.3.2 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiêncứu --------------------------------- 8
    1.4 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:---------------------------------------------------------- 9
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN--------------------------------------------------------- 10
    2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT ------------------------------------------------ 10
    2.2 TỔNG QUAN HÌNH THỨC VÀ QUY TRÌNH NUÔI TÔM SÚ ---------------- 12
    2.2.1 Những hình thức nuôi tôm sú thương phẩm hiện có tại Việt Nam-------- 12
    2.2.2 Đặc điểm kỹ thuật nghề nuôi tôm sú thâm canh ----------------------------- 14
    2.3 TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU------------------------- 20
    2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ ---------------------------------------------- 22
    2.4.1 Các nhân tố tác động đến năng suất ------------------------------------------ 22
    2.4.2 Mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của nghề nuôi
    tôm sú ------------------------------------------------------------------------------------ 23
    2.4.3Mô hình nghiên cứu đề nghị --------------------------------------------------- 23
    2.4.4 Đo lường các khái niệm trong mô hình -------------------------------------- 26
    2.4.5 Các giả thuyết nghiên cứu ----------------------------------------------------- 28
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH TẠI
    HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE ------------------------------------------------- 30
    3.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NUÔI TÔM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ------ 30
    3.1.1 Tổng quan về tình hình nuôi tôm trên thế giới------------------------------- 30
    3.1.2 Tổng quan về tình hình nuôi tôm tại Việt Nam------------------------------ 32
    3.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHỀ
    NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH TẠI TỈNH BẾN TRE --------------------------------- 33
    - iv -3.2.1. Điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng ở Bến Tre ảnh hưởng đến nghề nuôi
    tôm sú thâm canh ----------------------------------------------------------------------- 33
    3.2.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Bến Tre --------------------------------------- 37
    3.3 TÌNH HÌNH NUÔI TÔM SÚ THƯƠNG PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH
    ĐẠI TỈNH BẾN TRE TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY ---------------------------------40
    3.3.1 Diệntích nuôi trong các năm qua --------------------------------------------------40
    3.3.2 Sản lượng tôm sú nuôi ---------------------------------------------------------------- 41
    3.3.3 Quy trình kỹ thuật được người dân áp dụng trong nuôi tôm sú thâm canh tại
    huyện Bình Đại ------------------------------------------------------------------------------ 44
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ---------------------------------------------- 54
    4.1 XÂY DỰNG HÀM HỒI QUY-------------------------------------------------------- 54
    4.1.1 Quy mô mẫu ---------------------------------------------------------------------- 54
    4.1.2. Các biến trong mô hình -------------------------------------------------------- 54
    4.1.3. Kiểm tra các điều kiện đảm bảo cho ước lượng hàm hồi quy ------------ 57
    4.2 CÁC THÔNG TIN KHÁC------------------------------------------------------------ 74
    4.2.1 Diện tích ao nuôi ----------------------------------------------------------------- 74
    4.2.2 Số công nhân hiện có------------------------------------------------------------ 75
    4.2.3 Số công nhân có trình độ kỹ thuật nuôi --------------------------------------- 77
    4.2.4 Số vốn bỏ ra trong mỗi vụ nuôi ------------------------------------------------ 77
    4.2.5 Tỷ lệ nợ trên tổng vốn ----------------------------------------------------------- 78
    4.2.6 Lãi suất vay nợ ------------------------------------------------------------------- 80
    4.2.7 Chi phí cho một tấn tôm thương phẩm --------------------------------------- 81
    4.2.8 Giá bán trên một tấn tôm thương phẩm--------------------------------------- 82
    4.2.9 Tình hình bán hàng sau thu hoạch --------------------------------------------- 83
    4.3 KẾT LUẬN----------------------------------------------------------------------------- 83
    CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN --------------------------------------------- 85
    5.1 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CỦA NGƯỜI NGHIÊN CỨU ------------------------------ 85
    5.2 KẾT LUẬN----------------------------------------------------------------------------- 87
    5.3 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO --------------------------------------------- 88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------------------------------------------------------- 89
    PHỤ LỤC ------------------------------------------------------------------------------------ 92

    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Vài chục năm trở lại đây nuôi tôm là một trong những nghề phát triển mạnh,
    nhiều loại tôm có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào nuôi với nhiều hình thức khác
    nhau: nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Tại một số quốc gia Châu Á,
    Châu Mỹ, nghề nuôi tôm phát triển ở trình độ cao, thu hút một lực lượng lớn các
    nhà đầu tư, các cán bộ nghiên cứu và người lao động. Trong thực tế, nghề nuôi tôm
    đã mang lại lợi nhuận khá cao cho các quốc gia này (Trần VănVỹ và ctv, 1995).
    Việt Nam với hơn 3.600 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa
    sông, lạch và hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển. Trong nội địa hệ thống sông ngòi
    kênh rạch chằng chịt và các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã tạo nên một tiềm năng
    lớn về diện tích nuôi trồng thủy sản; trong đó có 1.700.000 ha để phát triển nuôi
    nước ngọt, lợ, mặn đặc biệt là phát triển nuôi tôm (Bộ Thủy sản, 1999).
    Nghề nuôi trồng thủy sản ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long trong những
    năm gần đây phát triển mạnh mẽ cả về diệntích và năng suất nuôi. Đặc biệt, nuôi
    tôm chiếm vị trí quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, góp phần đáng kể về chuyển
    đổi cơ cấu kinh tế các vùng nông thôn ven biển, giải quyết công ăn việc làm cho
    hàng ngàn lao động, nâng cao thu nhập cho người dân vùng ven biển, tăng tích lũy
    ngoại tệ cho nhà nước và thay đổi bộ mặt nông thôn.
    Tỉnh Bến Tre là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với hệ
    thống sông ngòi nội địa chằng chịt được bắt nguồn từ hệ thống sông Mêkông đổ ra
    biển Đông thông qua bốn cửa sông lớn Cổ Chiên, Ba Lai, Hàm Luông và Cửa Đại,
    với tổng chiều dài hơn 382 km kết hợp với 65 km bờ biển; thiên nhiên ưu đãi đã tạo
    thành cho Bến Tre hơn 60.000 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản ở cả 3
    vùng sinh thái mặn, lợ, ngọt và vùng biển đặc quyền gần 20.000 km
    2
    với hằng trăm
    giống loài thủy sản đa dạng phong phú.
    - 2 -Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên như trên nghề nuôi trồng thủy sản của
    Bến Tre đã có bước phát triển khá mạnh trong thời gian vừa qua, điển hình nhất là
    nghề nuôi tôm sú.Từ cuối những năm 1980, nghề nuôi tôm sú đã bắt đầu phát triển
    tại 03 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Tại đây người dân bắt đầu nuôi bằng
    hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến. Khi nghề nuôi tôm sú phát triển,đời
    sống người dân 03 huyện biển có bước cải tiến rất đáng kể: đã giải quyết được tình
    trạng thất nghiệp, góp phần tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho người dân.
    Những vùng đất hoang hoá, đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả được người dân
    mạnh dạn đầu tư chuyển sang nuôi tôm sú.
    Theo thời gian nghề nuôi tôm sú được người dân nâng dần mức đầu tư, từ
    nuôi quảng canh truyền thống đến nuôi quảng canh cải tiến. Năm 1999 khi Sở Thủy
    sản Bến Tre phối hợp với Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II thực hiện thành
    công đề tài nuôi tôm sú công nghiệp tại xã Thạnh Phước-huyện Bình Đại, nghề nuôi
    tôm sú thâm canh m ới bắt đầu phát triển mạnh tại huyện B ình Đại và cả tỉnh Bến Tre.
    Nghề nuôi tôm sú phát triển tại 03 huyện biển đã làm thay đổi lớn bộ mặt
    nông thôn vùng ven biển, đời sống vật chất của người dân tăng lên rõ rệt, nhà cửa
    khang trang đổi mới. Bên cạnh đó còn kéo theo các ngành nghề khác phát triển như
    dịch vụ, vận chuyển hàng hoá đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 30.000
    lao động vùng nông thôn ven biển nghèo khó trước đây.
    Bến Tre đã hình thành rõ nét vùng nuôi tôm sú thâm canh tập trung thuộc
    các xãBìnhThới, Định Trung, Thạnh Trị, Đại Hòa Lộc, Thạnh Phước, ngành sản
    xuất này đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Bình Đại từ nguồn thu
    hoạch tôm sú thương phẩm và các dịch vụ thương mại, vận chuyển hỗ trợ cho vùng
    nuôi chiếm 80% tổng giá trị sản xuất của địa phương.
    Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi do nghề nuôi tôm sú thâm canh đem lại,
    sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi tôm sú thâm canh nói riêng cũng như nghề
    nuôi tôm ven biển nói chung trong tỉnh đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề liên quan
    đến năng suất nuôi tôm cần được làm rõ dưới giác độ nghiên cứu nhằm giúp các
    nhà hoạch định chính sách tìm ra các giải pháp phối hợp.
    - 3 -Từ các hội nghị nuôi hàng năm tại tỉnh Bến Tre đãtổng kết các vấn đề liên
    quan đến hoạt động nuôi tôm tại tỉnh như sau:
    -Môi trường nước vùng ven biển bị ô nhiễm do chất thải nuôi trồng thủy
    sản, nhất là nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp phát triển một cách tự phát và
    không được kiểm soát. Do điều kiện tự nhiên của ĐBSCL nói chung và tỉnh Bến
    Tre nói riêng, đặc biệt là huyện Bình Đại, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong
    những năm tới sẽ làm cho môi trường đất chịu sự tác động của quá trình phèn hóa
    và mặn hóa. Các hoạt động sản xuất như phát triển hệ thống thủy lợi, đào ao, đầm
    nuôi thủy sản không hợp lý sẽ làm cho chất sinh phèn được đưa lên mặt đất hay tiếp
    xúc với oxy và bị oxy hóa hình thành tầng phèn. Thủy triều biển Đông tiếp tục tác
    động lên các vùng đất thấp, gây nhiễm mặn cục bộ tại một số khu vực. Việc canh
    tác không theo quy hoạch như dẫn nước mặn vào vùng ngọt hóa để nuôi trồng Thủy
    sản làm phá vỡ cấu trúc và suy thoái nguồn tài nguyên đất. Các hoạt động khai thác
    nước ngầm quá mức giới hạn và không theo quy hoạch làm cho mực nước ngầm bị
    hạ thấp hơn mức cân bằng, tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập, gây mặn hóa,
    làm cho tài nguyên đất bị suy thoái. Những năm gần đây, thời tiết diễn biến ngày
    càng bất thường, xâm nhập mặn vào mùa khô hết sức phức tạp.
    -Kết quả quan trắc nước biển ven bờ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
    Bến Tre hàng năm cho thấy, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước biển khá cao, từ
    46 mg đến 500 mg/lít, vượt tiêu chuẩn Việt Nam cho chất lượng nước bãi tắm từ
    1,84 đến 20 lần. Nước biển ven bờ tại các huyện Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại
    mặc dù chưa bị ô nhiễm hữu cơ, thể hiện qua giá trị BOD5 vẫn nằm trong giới hạn
    cho phép. Tuy nhiên, nước biển ven bờ vào đầu mùa khô đã bị ô nhiễm bởi chất
    dinh dưỡng thể hiện qua giá trị Amoniac vượt tiêu chuẩn cho phép và có giá trị dao
    động từ 0,11 mg đến 2,42 mg/lít. Nước biển ven bờ của tỉnh cũng bị ô nhiễm vi sinh
    với giá trị tổng Coliform biến thiên từ 1.500 MPN đến 240.000 MPN/100 ml, vượt
    tiêu chuẩn Việt Nam 5.943 –1.995 từ 1,5 đến 240 lần.
    -Từ vấn đề ô nhiễm môi trường nuôi đã kéo theo dịch bệnh do một số xã và
    vùng nuôi chưa thật sự quan tâm đến việc quản lý vùng nuôi, chưa kiên quyết trong
    công tác kiểm tra xử lývi phạm nên việc xả thải mầm bệnh và bơm bùn đáy ao ra
    môi trường tự nhiên còn tồn tại khá phổ biến;từ đó mầm bệnh đốm trắng ngoài môi
    trường tự nhiên luôn tồn tại ở mức cao và dịch bệnh xảy ra hàng năm.
    -Ý thức quản lý cộng đồng của một số người dân chưa cao, một số hộ nuôi
    thả giống tôm sú không đúng lịch thời vụ, khi tôm nuôi bị bệnh chết lại xả thải mầm
    bệnh chưa qua xử lý ra môi trường tự nhiên làm lây lan cho các ao nuôi thả giống
    trong chính vụ.
    -Hệ thống công trình nuôi của đa số các cơ sở, hộnuôi chưa đảm bảo được
    điều kiện an toàn vệ sinh thú y thủy sản như chưa có ao xử lý nước thải, không có
    ao chứa bùn gây khó khăn trong công tác kiểm soát môi trường, dịch bệnh.
    -Về chất lượng giống, mặc dù công tác quản lý giống trên địa bàn tỉnh khá
    tốt nhưng do thả giống vào thời điểm tập trung nên thiếu con giống có chất lượng
    tốt để người dân mua thả nuôi. Việc quản lý đàn tôm bố mẹ chưa được kiểm soát
    chặt chẽ nên chất lượng con giống được sản xuất ra không cao.
    -Giá thành sản phẩm ngày càng tăng qua các năm do giá thức ăn, thuốc hoá
    chất, công lao động ngày càng tăng. Giá bán nguyên liệu có xu hướng ngày càng
    giảm nên mức lợi nhuận trên 1kg tôm sú sản xuất ra ngày càng thấp đi, cùng với
    vấn đề rủi ro do dịch bệnh làm cho nghề nuôi tôm sú của tỉnh Bến Tre gặp nhiều
    khó khăn hơn.
    -Chất lượng và kích cỡ tôm thương phẩm: Do diện tích nuôi tôm sú ngày
    càng phát triển cùng với việc quản lý môi trường chưa đồng bộ và chặt chẽ nên chất
    lượng sản phẩm sản xuất ra có giá trị không cao, không đáp ứng tốt các yêu cầu của
    nhà nhập khẩu như: tôm nuôi có hiện tượng sâu đuôi, kích cỡ không đồng đều,
    màu sắc vỏ nhợt nhạt
    - 5 --Việc gia nhập WTO tạo ra sức cạnh tranh,thị trường xuất khẩu tôm sú ngày
    càng khó khăn hơn so với các nước có ngành nuôi tôm sú phát triển, các rào cản về
    kỹ thuật ngày càng cao làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của nghề nuôi tôm sú.
    Trước những thực trạng trên, việc tìm ra những nhân tố chính ảnh hưởng đến
    năng suất trong nghề nuôi tôm sú thâm canh huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre trong thời
    gian qua là một nghiên cứu cần thiết. Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất
    tôm sú nuôi thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre”sẽ góp phần đưa ra một số
    đề xuấtcho công tác quy hoạch vùng nuôi tôm sú thâm canh một cách hợp lý, đảm
    bảo cho sự phát tri ển nghề này tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre ổn định v à bền vững.
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
    1.2.1 Mục tiêu
    Mục tiêu chung:
    Điều tra thực trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh nhằm xác định các nhân tố
    ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre.
    Mục tiêu cụ thể:
    1-Đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre.
    (Giai đoạn 2005 –2007)
    2-Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại
    huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre.
    3-Đề xuất một số ý kiếnnhằm nâng cao năng suất của hoạt động nuôi tôm
    sú thâm canh tại địa phương nghiên cứu.
    1.2.2 Ý nghĩa của đề tài
    Những kết luận của đề tài sẽ là một tài liệu tư vấn cho Sở Nông nghiệp và
    Phát triển Nông thôn, tham mưu cho Tỉnh Ủy và UBND Tỉnh Bến Tre đề ra chiến
    - 6 -lược phát triển ngành nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm
    2020.
    -Là bộ tài liệu cho huyện Bình Đại định hướng, đề ra các giải pháp quản lý
    và đầu tư nghề nuôi tôm sú thâm canh cho những năm tiếp theo đảm bảo phát triển
    bền vững nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế địa phương.
    -Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể hữu ích cho những hộ nuôi tôm trong
    việc đầu tư và phát triển công việc nuôi của mình.
    -Kết quả nghiên cứu hy vọng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên
    cứu tiếp theo và có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên ngành Kinh tế
    thủy sản.
    -Riêng đối với tác giả, đây là nghiên cứu đầu tay, vì vậy sau khi hoàn tất
    nghiên cứu này sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, làm
    nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo.
    1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.3.1. Phương pháp nghiên cứu
    Với những mục tiêu đặt ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính,
    kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở thu thập dữ liệu từ bảng
    câu hỏi điều tra các chủ hộ nuôi tôm.
    a) Phương pháp thu thập thông tin
    Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp
    Để đánh giá tiềm năng nghề nuôi tôm sú thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh
    Bến Tre, tác giả sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
    thôn(hoặc Bộ Thủy sản trước đây), Sở Thủy sản tỉnh Bến Tre (nay là Sở Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn), Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện
    Bình Đại và các sách báo xuất bảncó liên quan. Bên cạnh đó tác giả còn tham khảo

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Bộ Thủy sản (1995), Chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1996
    –2010,Hà Nội tháng 12/1995.
    2. Bộ Thủy Sản (1999), Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ
    1999-2010.
    3. Bộ Thủy sản (2000), chương trình khuyến ngư trọng điểm của ngành thủy
    sản thời kỳ 2001 –2005,Thông tin chuyên đề, số tháng 4/2000.
    4. Bộ Thủy sản (2003), Tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới và các vấn
    đề cần quan tâm, Thông tin chuyên đề, số tháng 4/2003.
    5. Bộ Thủy sản (2003), Thị trường thủy sản những tháng đầu năm 2003, Thông
    tin Khoa học Công nghệ –Kinh tế Thủy sản, Số tháng 6 năm 2003.
    6. Bộ Thủy sản (2004), “Diễn biến thị trường thủy sản năm 2003”, Thông tin
    Khoa học Công nghệ -Kinh tế Thủy sản, số 2/2004.
    7. Bộ Thủy sản (2004), Về tiêu thụ tôm của Việt Nam, Tạp chí Thủy sản, Số
    tháng 6 năm 2003.
    8. Công ty TNHH CP Việt Nam, Sổ tay nuôi tôm sú công nghiệp.
    9. Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Trọng Nho (1983), Năng suất sinh học vực nước,
    trang 5 –21. NXB khoa học kỹ thuật.
    10. Đặng Thị Thu Hương (2004), Nghiên cứu sự biến động hàm lượng lipid và
    thành phần acid béo của tôm sú (Penaeus monodon) trong quá trình sinh
    trưởng, trang 17 –23, Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật, Trường Đại học Thủy sản.
    11. Hoàng Thu Thủy (2008),Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi tôm sú
    giống Penaeus monodon (Fabricius, 1798) tại tỉnh Khánh Hòa, 107 trang,
    Luận văn Thạc sỹ Kinh tế Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang.
    12. Khoa Thủy sản –Trường Đại Học Cần Thơ(2002), Quản lý sức khỏe tôm
    trong ao nuôi, NXB Nông Nghiệp, TPHCM.
    13. Lê Vũ Phương (2005), Tìm hiểu tác động của một số yếu tố kinh tế -xã hội
    đến năng suất và hiệu quả của nghề nuôi tôm sú thương phẩm Penaeus
    monodon (Fabricius, 1798) ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, trang 1 –25,
    Luận văn Thạc sỹ Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Thủy Sản.
    - 90 -14. Mai Văn Xuân (2005), “ Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện
    Quảng Điền, Thừa Thiên Huế”, Đề tài nghiên cứu Khoa học, Đại học Huế.
    15. Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006, Kỹ thuật nuôi giáp xác,trang 107 –150,
    NXB Nông Nghiệp, Tp. HCM.
    16. Nguyễn Trọng Nho, 1995, “ Tình hình nuôi tôm trên thế giới, ở Việt Nam.
    Một số đặc điểm sinh học của tôm sú”, Kỹ thuật sản xuất tôm sú giống, tài
    liệu tập huấn kỹ thuật sản xuất và vận chuyển tôm giống, 1995.
    17. Phạm Xuân Thủy (2004), Xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh tại Khánh
    Hòa,trang 12 –48, Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học
    Thủy sản.
    18. Phan Văn Hòa (2004), “ Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
    kinh tế nuôi tôm ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Đề tài nghiên
    cứu khoa học, Đại học Huế.
    19. Sở Thủy sản Bến Tre (2005, 2006, 2007), Các báo cáo tổng kết tình hình
    thực hiện nhiệm vụ kinh tế -xã hội năm 2005, 2006, 2007 và kế hoạch thực
    hiện năm 2006, 2007, 2008.
    20. Trần Văn Vỹ và ctv (1995), Kỹ thuật nuôi tôm và Phòng trị bệnh tôm, NXB
    Nông nghiệp, Hà Nội.
    21. Trung tâm khuyến ngư Bến Tre, Tài liệu tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm sú
    thâm canh.
    22. Vũ Trọng Hùng (1995), Tổ chức sản xuất và quản trị doanh nghiệp – sách
    dịch. NXB Thống kê.
    Tiếng Anh
    23. L.X. Sinh, and T.G. Macaulay (2003), “A bio –economic model of a shrimp
    hatchery in the Mekong River Delta of Vietnam”, PhD thesis, University of
    Sydney, Australia.
    24. Nam, M. V., (2003), “ Economic inefficiency and its determinants in the pig
    industry in South Vietnam”, Doctor of Philosophy (Agriculture Economics).
    25. Shang, Y. C., Leung, P., and Ling, B.H., (1998), “ comparative Economics
    of Shrimp Farming in Asia”, Aquaculture164 (1 –4), pp: 183 –200.
    - 91 -Trích dẫn từ Internet
    26. http://www.adxtn.com/?dn=www.phongsuvietnam.com
    27. http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=category&s
    ectionid=6&id=35&Itemid=48.
    28. Http://www.bentretv.org.vn/news/index.php?Mode
    29. http://www.cdivietnam.org/Data/Activity/02AQUA%20IN%20INTEGRATI
    ON-%20CASE%20OF%20BEN%20TRE.pdf
    30. http://www.fao.org/fishery/statistics/global-aquaculture-production.
    31. http://www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=27269087&News_ID=5639444
    32. http://www.fistenet.gov.vn/Xuat_nhapkhau/index.asp
    33. http://www.swru.edu.vn/oswf/forum_posts.asp?TID=5757
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...