Tiến Sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing tại khu vực nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing tại khu vực nội thành Hà Nội

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG . vii
    DANH MỤC HÌNH . ix
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 3
    1.2 Mục đích, nhiệm vụ của nghiên cứu . 5
    1.2.1 Mục đích nghiên cứu . 5
    1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 6
    1.3.1 Đối tượng 6
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu . 6
    1.4 Tình hình nghiên cứu 7
    1.5 Phương pháp và câu hỏi nghiên cứu . 10
    1.5.1 Phương pháp nghiên cứu . 10
    1.5.2 Câu hỏi nghiên cứu 11
    1.6 Những đóng góp mới của luận án . 11
    1.7 Kết cấu của luận án 12
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 13
    I. LÝ THUYẾT VỀ MOBILE MARKETING 13
    2.1 Một số khác biệt trong quan điểm sử dụng thuật ngữ Mobile Marketing 13
    2.2 Khái niệm Mobile Marketing . 15
    2.3 Đặc trưng của Mobile Marketing 18
    2.3.1 Mọi lúc, mọi nơi 19
    2.3.2 Hướng đối tượng . 19
    2.3.3 Hỗ trợ khả năng tương tác hai chiều 20
    2.3.4 Kênh Marketing được cá nhân hóa cao 21
    2.3.5 Không phải là thư rác 23
    2.4 Quy trình triển khai hoạt động Mobile Marketing . 25
    2.4.1 Bước 1: Chuẩn bị chiến dịch 26
    2.4.2 Bước 2: Triển khai chiến dịch 33
    2.4.3 Bước 3: Báo cáo, thống kê, điều chỉnh chương trình Mobile Marketing
    . 36
    2.5 Công nghệ của Mobile Marketing 37
    2.5.1 Công nghệ SMS 37
    2.5.2 Công nghệ MMS . 39
    2.5.3 Công nghệ Mobiweb . 41
    2.6 Chuỗi cung cấp dịch vụ Mobile Marketing . 42
    2.6.1 Doanh nghiệp – Nhãn hàng . 43
    2.6.2 Công ty cung cấp dịch vụ Mobile Marketing . 43
    2.6.3 Công ty tích hợp công nghệ di động 45
    2.6.4 Nhà mạng viễn thông di động 45
    2.6.5 Người tiêu dùng . 45
    2.7 Hệ thống luật pháp và qui định đối với Mobile Marketing 46
    2.7.1 Tự do chọn lựa 48
    2.7.2 Kiểm soát 48
    2.7.3 Giới hạn . 49
    2.7.4 Tôn trọng . 49
    2.7.5 Bảo mật . 50
    II. LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI HOẠT
    ĐỘNG MOBILE MARKETING 50
    2.8 Đặc trưng hành vi người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing 50
    2.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng đối với hoạt động
    Mobile Marketing . 53
    2.9.1 Các mô hình lý thuyết nền tảng . 53
    2.9.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 59
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 73
    3.1 Thiết kế nghiên cứu 73
    3.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu 74
    3.3 Thiết kế bảng hỏi 75
    3.4 Chọn mẫu . 80
    3.4.1 Tổng thể đối tượng nghiên cứu 80
    3.4.2 Kích cỡ mẫu 80
    3.4.3 Phương pháp chọn mẫu . 82
    3.5 Phương pháp thu thập dữ liệu . 84
    3.6 Xử lý dữ liệu 86
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 89
    4.1 Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu 89
    4.2 Tình hình sử dụng điện thoại di động tại khu vực nội thành Hà Nội . 91
    4.3 Thực trạng hoạt động nhắn tin quảng cáo và Mobile Marketing . 95
    4.4 Xu hướng hành vi của người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile
    Marketing . 98
    4.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới thái độ và hành vi đối với hoạt động Mobile
    Marketing của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội . 100
    4.5.1 Kiểm định hệ số tin cậy của thang đo (chỉ số Cronbach Anpha) 100
    4.5.2 Phân tích nhân tố (EFA) 112
    4.5.3 Phân tích hồi qui 117
    4.5.4 Sự khác biệt về hành vi đối với họat động Mobile Marketing giữa các
    nhóm nhân khẩu học 124
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT . 132
    5.1 Tổng kết . 132
    5.1.1 Hành vi của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội đối với hoạt
    động Mobile Marketing 132
    5.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng khu vực nội
    thành Hà Nội đối với hoạt động Mobile Marketing 135
    5.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng đối với hoạt
    động Mobile Marketing 136
    5.2 Đề xuất – Kiến nghị 138
    5.2.1 Đề xuất đối với các đơn vị thực hiện hoạt động Mobile Marketing 139
    5.2.2 Nhóm đề xuất đối với các đơn vị quản lý . 149
    5.3 Hạn chế và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo 151
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
    QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 153
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 154
    PHỤ LỤC 164

    CHƯƠNG 1
    MỞ ĐẦU
    Gần một trăm năm qua, cùng với sự hỗ trợ rất hiệu quả của các chương
    trình Marketing, hoạt động kinh doanh toàn cầu đã có nhiều bước tiến vượt
    bậc. Các thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đã tiếp cận được tới người tiêu dùng
    ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, các kênh
    Marketing truyền thống đã bắt đầu bộc lộ hạn chế, sức hấp dẫn suy giảm.
    Phương pháp và hình thức thể hiện đã thành lối mòn là hai trong số những
    điểm yếu lớn nhất mà các kênh Marketing truyền thống đang gặp phải. Do đó,
    việc tìm kiếm các kênh Marketing mới đang là một trong những yêu cầu
    mang tính cấp bách và sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của toàn
    ngành Marketing.
    Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề trên là
    việc kết hợp những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ với các hoạt
    động Marketing truyền thống. Mobile Marketing (hay còn gọi là Markting
    qua điện thoại di động)là một trong những thành quả ấn tượng nhất của quá
    trình sáng tạo đó. Mobile Marketing là sản phẩm của sự kết hợp giữa công
    nghệ viễn thông di động với các chiến lược Marketing truyền thống. Mobile
    Marketing có thể được hiểu một cách đơn giản là việc sử dụng điện thoại di
    động và các ứng dụng, dịch vụ của chúng làm công cụ để chuyển tải và thực
    hiện các chương trình Marketing.
    Năm 2011, công ty chuyên nghiên cứu lĩnh vực viễn thông di động –
    Mobile Thinking đã tổng kết: tổng chi phí hàng năm của các doanh nghiệp
    trên toàn cầu dành cho hoạt động quảng cáo, Marketing qua điện thoại di
    động có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2009, tổng chi phí toàn cầu đạt 7,9 tỉ
    đô la Mỹ, năm 2010 con số này tăng lên 11,5 tỉ đô la Mỹ và dự kiến đạt 16,3
    tỉ đô la Mỹ vào năm 2011 và 21,2 tỉ đô la Mỹ vào năm 2012 [56].
    Bên cạnh đó, Mobile Marketing Watch (2011) xác định đối tượng chủ
    yếu của hoạt động Mobile Marketing có độ tuổi từ 20 đến 39. Ngoài ra, 45 %
    những người được hỏi trong cuộc điều tra đối với người sử dụng điện thoại ở
    thị trường Anh, Pháp và Mỹ bày tỏ sự quan tâm đến những thông tin quảng
    cáo được gửi tới di động của họ và 29% trong số đó sẽ phản hồi lại hoặc có
    hành vi tích cực đối với nội dung của chương trình quảng cáo, 22% số người
    còn lại cho biết sẽ sử dụng thông tin quảng cáo để làm cơ sở để lựa chọn sản
    phẩm và đưa ra quyết định mua hàng. Tuy nhiên, phần lớn những người tham
    gia khảo sát đều có chung quan điểm về sự phiền nhiễu và khó chịu khi phải
    nhận những thông tin quảng cáo không liên quan được gửi tới điện thoại di
    động của họ [55].
    Vừa có những điểm chung với những hình thức quảng cáo truyền thống
    lại vừa có sự khác biệt do các tính năng đặc thù của điện thoại di động,
    Mobile Marketing đang là một trong lĩnh vực nghiên cứu mới và hấp dẫn đối
    với các chuyên gia Marketing. Tuy nhiên, do thời gian phát triển chưa dài nên
    hệ thống lý thuyết của Mobile Marketing không những ít mà còn sơ sài, thiếu
    đồng bộ, chủ yếu là những nghiên cứu ngắn, những bài viết và nhận định
    phần nhiều mang tính chủ quan. Trong thực tế, hoạt động Mobile Marketing
    trên thế giới lại đang diễn ra rất sôi động và thay đổi không ngừng, vì vậy cần
    thiết phải thực hiện các nghiên cứu khoa học nghiêm túc và có hệ thống làm
    tiền đề cũng như định hướng cho sự phát triển của hoạt động Mobile
    Marketing
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Ra đời ở Mỹ vào năm 2004 và lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam vào
    năm 2006, Mobile Marketing hay còn gọi là Marketing qua điện thoại di động
    đang từng bước tạo dấu ấn đối với thị trường Marketing Việt Nam.
    Sau một số chương trình đầu tiên được triển khai như chương trình
    nhắn tin dự thưởng của nhãn hàng Close-up hay chương trình nhắn tin trả lời
    câu hỏi để nhận quà của Pepsi Việt Nam , thị trường Việt Nam đã chính
    thức mở cửa cho kênh Mobile Marketing. Vào giai đoạn đó, các công ty
    truyền thông, quảng cáo, Marketing háo hức với một kênh Marketing mới –
    một kênh Marketing được kì vọng sẽ tiếp bước Marketing trực tuyến, tạo ra
    sức đẩy cho ngành Marketing Việt Nam vốn đang đi vào lối mòn, thiếu tính
    sáng tạo và đột phá.
    Các doanh nghiệp, nhãn hàng lại có tâm lý hồ nghi và do dự khi
    phải lựa chọn giữa những kênh Marketing truyền thống được cho là tốn
    kém và nhàm chán nhưng lại rất an toàn với một kênh Marketing mới tiết
    kiệm hơn và nghe có vẻ hiệu quả hơn nhưng lại chứa đầy những rủi ro
    chưa xác định được.
    Ở góc độ quản lý dịch vụ, các nhà mạng viễn thông di động cũng rất
    quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh mới này. Tuy nhiên, do chưa có những quy
    định hướng dẫn nên hoạt động quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí, có
    những thời điểm hoạt động Mobile Marketing bị cấm do những phiền toái và
    thiệt hại mà nó mang lại cho người dùng điện thoại. Trong khi đó, quy định
    và hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa thực sự bắt kịp sự
    phát triển quá nhanh của kênh Marketing này.
    Ngoài ra, trong những năm gần đây, người sử dụng điện thoại di động -
    đối tượng của hoạt động Mobile Marketing, quảng cáo qua tin nhắn điện thoại
    di động hoàn toàn bị động, thiếu thông tin và hoang mang trước những tin
    nhắn “rác” hay những tin nhắn lừa đảo. Do đó, hiệu quả mang lại chưa tương
    xứng với tiềm năng và kì vọng, mặt khác quá nhiều khó khăn nảy sinh đã kéo
    lĩnh vực này phát triển chậm lại. Bài viết về Mobile Marketing trên website
    Mạng Quảng Bá (2011) nhận định: Mobile Marketing và quảng cáo qua tin
    nhắn không có tương lai ở thị trường Việt Nam [5] hay quảng cáo qua điện
    thoại di động – vẫn chỉ là tiềm năng(Intermark, 2010) [3]. Tuy nhiên, nếu chỉ
    vì những nhận định mang tính chủ quan và thiếu những phân tích khoa học
    trên mà loại bỏ Mobile Marketing khỏi danh sách các kênh Marketing ở Việt
    Nam, chắc chắn sẽ là đáng tiếc lớn bởi Mobile Marketing đang là một trong
    những kênh Marketing mới, hấp dẫn nhất với ngành công nghiệp Marketing
    toàn cầu.
    Cũng giống như các kênh Marketing truyền thống khác, Mobile
    Marketing chỉ có thể phát triển được khi hội tụ đủ các điều kiện mang tính hỗ
    trợ như: (1) người tiêu dùng có thái độ và hành vi tích cực (2) doanh nghiệp,
    nhãn hàng và các công ty cung cấp dịch vụ Marketing có kế hoạch và chiến
    lược triển khai phù hợp, (3) các cơ quan quản lý nhà nước tạo hành lang
    pháp lý thuận lợi. Tuy nhiên, để có những giải pháp và định hướng phát triển
    phù hợp cho Mobile Marketing tại thị trường Việt Nam, việc nghiên cứu
    những nội dung lý thuyết căn bản của Mobile Marketing kết hợp với điều tra,
    khảo sát thực tế tại các địa phương mà hoạt động Mobile Marketing đang
    được triển khai là vô cùng cần thiết.
    Xuất phát từ những yêu cầu mang tính cấp bách trên, tác giả quyết định
    tiến hành nghiên cứu với người sử dụng điện thoại di động tại khu vực nội thành
    Hà Nội – một trong những nơi hoạt động Mobile Marketing diễn ra nhiều nhất,
    với đề tài nghiên cứu là: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
    đối với hoạt động Mobile Marketing tại khu vực nội thành Hà Nội”.
    1.2 Mục đích, nhiệm vụ của nghiên cứu
    1.2.1 Mục đích nghiên cứu
    Nội dung của luận án sẽ tập trung vào các mục đích chính như sau:
    - Hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về Mobile Marketing;
    - Tổng kết, so sánh, đánh giá, phân tích các mô hình lý thuyết có
    trước về hành vi người tiêu dùng và các nhân tố ảnh hưởng tới
    chúng, từ đó lựa chọn mô hình lý thuyết nền tảng phù hợp nhất
    cho nghiên cứu;
    - Xây dựng mô hình nghiên cứu hành vi và các nhân tố ảnh hưởng
    đến hành vi của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội đối
    với hoạt động Mobile Marketing;
    - Đưa ra các đề xuất, kiến nghị để thúc đẩy sự phát triển của
    Mobile Marketing tại thị trường Việt Nam.
    1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện được các mục tiêu trên, nghiên cứu có các nhiệm vụ sau:
    - Tổng hợp và hệ thống hóa các khái niệm, quan điểm, nội dung lý
    luận về Mobile Marketing.
    - Giới thiệu, đánh giá các mô hình lý thuyết nền tảng về hành vi
    người tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng đối với hoạt động
    Marketing điện tử.
    - Xác định những hành vi chủ yếu của người tiêu dùng khu vực
    nội thành Hà Nội đối với hoạt động Mobile Marketing.
    - Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi và thái độ
    của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội đối với hoạt động
    Mobile Marketing.
    - Tiến hành điều tra, khảo sát và nghiên cứu thực tế hành vi của
    người tiêu dùng tại khu vực nội thành Hà Nội để kiểm chứng
    mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, nhóm nhân tố tới thái độ và
    hành vi của họ đối với hoạt động Mobile Marketing.
    - Gợi ý một số giải pháp cho các doanh nghiệp, công ty cung cấp
    dịch vụ Mobile Marketing, công ty tích hợp công nghệ để khai
    thác, sử dụng hiệu quả kênh Marketing này. Chú trọng những
    kiến nghị thúc đẩy các hành vi tích cực và hạn chế hành vi tiêu
    cực của người tiêu dùng đối với Mobile Marketing.
    - Đóng góp ý kiến cho các cơ quan quản lý nhà nước, nhà mạng
    viễn thông để một mặt tăng cường công tác quản lý, bảo vệ
    quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng, mặt khác tạo điều
    kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động Mobile Marketing.
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng
    Căn cứ trên mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án xác định đối
    tượng nghiên cứu của luận án bao gồm ba đối tượng cụ thể là[​IMG]1) Hoạt động
    Mobile Marketing tại khu vực nội thành Hà Nội, (2) Hành vi của người tiêu
    dùng khu vực nội thành Hà Nội đối với hoạt động Mobile Marketing và (3)
    Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng khu vực
    nội thành Hà Nội đối với hoạt động Mobile Marketing.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Về mặt nội dung:Luận án xác định phạm vi nghiên cứu tập
    trung vào các vấn đề liên quan đến hành vi của người tiêu dùng
    cá nhân đối với hoạt động Mobile Marketing như: thái độ, hành
    vi và các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ, hành vi của họ.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I.TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Hồng Anh (2011), Nhà mạng gửi tin nhắn cũng phải xin phép [Trực
    tuyến]. Vnexpress. Địa chỉ:
    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/10/nha-mang-gui-tin-nhan-quang-cao-phai-xin-phep-thue-bao/[Truy cập: 6/11/2011]
    2. Trương Đình Chiến (2010), “Quản trị Marketing”, Nhà xuất bản Đại học
    Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    3. Intermark (2010),Mobile marketing tại Việt Nam: vẫn chỉ là tiềm năng
    [Trực tuyến]. Địa chỉ:
    http://www.intermark.vn/en/news/44-cau-chuyn-maketing/136-mobile-marketing-ti-vit-nam-vn-ch-la-tim-nng-.html[Truy cập: 5/7/2011]
    4. Nguyễn Viết Lâm (2009), Giáo trình Nghiên cứu Marketing, Nhà xuất bản
    Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    5. Mạngquảngbá (2011), Quảng cáo trên điện thoại di động khó cất cánh
    [Trực tuyến]. Địa chỉ:
    http://mangquangba.com/quang-cao-tren-dien-thoai-di-dong-kho-cat-canh/
    [Truy cập: 10/6/2011]
    6. MIC (2011), Tăng trưởng thuê bao di động "hết nóng" [Trực tuyến]. Địa
    chỉ:http://mic.gov.vn/tintucsukien/tintuctrongnganh/Trang/T%C4%83ngtr
    %C6%B0%E1%BB%9Fngthu%C3%AAbaodi%C4%91%E1%BB%99ngh
    %E1%BA%BFtn%C3%B3ng.aspx[Truy cập: 10/6/2011]
    7. Nguyễn Văn Ngọc, 2007, “Xác định kích cỡ mẫu căn cứ vào tổng thể và
    sai số”,
    8. NielsenMobile (2009), Báo cáo nghiên cứu thị trường viễn thông di động
    Việt Nam – 2009, Hà Nội
    9. Thủ tướng Chính phủ (2008), Nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư
    rác, Hà Nội
    10. Tổng cục thống kê (2010), Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc
    trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính, thành thị, nông thôn,
    Dân số và mật độ dân số năm 2010 phân theo địa phương [Trực tuyến].
    Địa chỉ:
    http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=11505,
    [Truy cập: 6/7/2011]
    11. Hoàng Trọng (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất
    bản Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh
    II.TÀI LIỆU TIẾNG ANH
    12. Aaker, D. A., Kumar, V., Day, G. S. (1998), Marketing research,6th ed.
    New York: John Wiley & Sons.
    13. Ajzen, I. (1991), The Theory of Planned Behavior, Organizational
    behavior and human decision making processes, Vol. 50, Issue. 2, pp.
    179-211.
    14. Åhslund, F. (2006), Consumer Behavior Statistics of Mobile Telephone
    Services, Master of Science Thesis, Stockholm, Sweden
    15. AlEnezi, S.O.M. (2010), Consumer Resposiveness toward Mobile
    Advertising in Kuwait, MBA Thesis, Maastrict school of Management,
    Netherlands.
    16. AMA Dictionary n.d., Consumer Behavior Defition[Trực tuyến].
    American Marketing Association. Địa chỉ:
    http://www.marketingpower.com/_layouts/Dictionary.aspx?dLetter=C,
    [Truy cập: 4/3/2011]
    17. Babaee, N. (2010), Investigating efective factors and presenting a
    practical guideline to adoption of Mobile ticketing, Master thesis, Lulea
    University
    18. Bagozzi, R.P. (1992), “The self-regulation of attitudes, intentions, and
    behavior”,Social Psychology Quarterly, Vol. 55, No. 2, pp. 178-204
    19. Barutcu, S. (2008), “Consumer’s Attitudes towards Mobile Marketing and
    Mobile Commerce in Consumer market”, Ege Academic Review, Vol. 8,
    No. 1, pp. 15-32
    20. Barwise, P. & Farley, J.U (2005). “The state of interactive marketing in
    seven countries: interactive marketing comes of age”, Journal of
    Interactive Marketing, Vol. 19, Issue. 3, pp. 2-90.
    21. Basheer, A.M.A., Ibrahim, A.M.A. (2010), “Mobile Marketing:
    Examining the Impact of Trust, Privacy, Concern and Consumer Attitudes
    on Intention to Purchase”, International Journal of Businesses and
    Management, Vol. 5, No. 3, pp. 28-41.
    22. Bauer, H.H., Barnes, S.J., Reichardt, T., & Newmann, M. M. (2005),
    “Driving consumer acceptance of mobile marketing: A theoretical
    framework and empirical study”, Journal of Electronic Commerce
    Research, Vol. 6, pp. 181-192.
    23. Brackett, L., Carr, B. (2001), “Cyberspace Advertising vs. Other Media:
    Consumer vs. Mature Student Attitudes”, Journal of Advertising Research.
    Vol. 41, No. 5, pp. 23-33.
    24. Beneke, J.H. (2011), “Towards an understanding of youth’s perception of,
    and response to, mobile advertising in emerging market : An exploratory
    study”, International Journal of Management and Technology, Vol. 1, No.
    1, pp. 924-976
    25. Bose, T.K., Nahid, A.A., Islam, M.T., Saha, R.K. (2010), “SMS
    Advertising and its prospect in Bangladesh”, Journal of Theoretical and
    applied Information technology, Vol 3, No.1, Khulna University.
    26. Cleff, E. (2005), Mobile Advertising: A Comparative Regulatory
    Overview, Master thesis, Ashus School of Business.
    27. Consumer Ombudsman (2009), Guideline on Regulations for Marketing
    by Email, SMS, etc, The Marketing Control Act, No. 15
    28. Daniel, C.M., Gates, R. (2004), Marketing research essentials,4th ed,
    Hoboken, John Wiley & Sons.
    29. Davis, F.D. (1989), “Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and
    User Acceptance of Information Technology, MIS Quarterly, vol. 13, no.
    3, pp. 319 – 340.
    30. Davis, F.D. (1993), “User Acceptance of Information Technology:
    System Characteristics, User Perceptions and Behavioral
    Impacts”, International Journal Man-Machine Studies, Vol. 38, No. 3, pp.
    475-487.
    31. Dickinger, A., Haghirian, P. (2004),“An Investigation and Conceptual
    Model of SMS Marketing”,The Proceedings of the 37th Annual Hawaii
    International Conference on System Sciences, Vol. 1
    32. Ducoffe, R. H. (1996), “How Consumers Assess the Value of
    Advertising”, Journal of Current Issues and Research in Advertising, Vol
    17, pp. 1-18
    33. Edwards, S.M., Li. H., Lee, J.H. (2002), “Forced Exposure and
    Psychological Reactance: Antecedents and Consequences of the Perceived
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...