Thạc Sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến hạnh phúc của người Việt Nam

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Bống Hà, 28/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hạnh phúc, theo Nguyễn Như Ý (1998), là “Cuộc sống trong trạng thái sung sướng do đáp ứng được mọi ý nguyện”1. Còn Lê Văn Đức (1970) định nghĩa hạnh phúc là “ Phước lành, điều may mắn cho đời mình”2. Hạnh phúc và tìm kiếm hạnh phúc là một mục tiêu, khát vọng của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập đã trích dẫn từ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

    Con người Việt Nam chúng ta từ khi sinh ra, lớn lên lập gia đình, trong những ngày đầu năm và trong tất cả những sự kiện lớn của mỗi một bản thân đều được người thân, gia đình và bạn bè chúc phúc.

    Hạnh phúc là một vấn đề khá trừu tượng, chủ quan và khó nắm bắt vì nó phụ thuộc vào sự cảm nhận của từng người ở trong những bối cảnh cụ thể. Đây là một đề tài đã được nhân loại chiêm nghiệm, nghiên cứu từ rất sớm. Là một vấn đề chung của cả nhân loại, không riêng một dân tộc, quốc gia nào. Các học thuyết triết học, tư tưởng tôn giáo đều tìm cho mình một cách lý giải riêng về hạnh phúc.

    Hạnh phúc được phân chia thành hạnh phúc chủ quan (Subjective happiness hoặc self - reported happiness) & hạnh phúc khách quan (objective happiness); hạnh phúc chủ quan được đo lường bằng cách đặt câu hỏi “bạn cảm thấy hạnh phúc như thế nào với cuộc sống hiện tại của bạn?” và hạnh phúc khách quan để chỉ cường độ và thời hạn hạnh phúc trong thực tế3.

    Hạnh phúc được nghiên cứu trong luận văn này dựa trên cơ sở hạnh phúc chủ quan. Thuật ngữ hạnh phúc được nghiên cứu dưới góc độ sự hài lòng với cuộc sống hiện tại. Khái niệm này được World Value Survey - Điều tra giá trị thế giới (WVS) do Ronald Inglehart Đại học Michigan đưa ra và thực hiện điều tra lần đầu tiên tại châu Âu năm 19814. Khái niệm hạnh phúc như là sự hài lòng với cuộc sống cũng được NEF (New Economics Foundation’s) nghiên cứu và sử dụng là một trong ba nhân tố chính của Chỉ số hạnh phúc hành tinh (Happy Plannet Index -HPI), xuất bản năm 20065.

    Ở các nước phát triển, cuộc sống hiện đại ngày nay đã tạo cho con người nhiều tiện nghi và điều kiện sống tốt hơn. Thu nhập của người dân cao gấp nhiều lần so với thế hệ cha ông trước đây, họ sống no đủ hơn, nhà cửa đẹp hơn, phương tiện đi lại thuận lợi hơn, tuy nhiên hạnh phúc hay sự hài lòng với cuộc sống hiện tại của người dân không tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một bằng chứng cho thấy là “tỷ lệ các vụ tự tử ngày càng tăng ở phương Tây nói chung và ở riêng nước Nga”6 và các vụ thảm sát, giết người hàng loạt xảy ra ngày càng nhiều ở các nước phương Tây như Mỹ, Đức, Anh. Riêng ở Mỹ, trong hơn ba tháng đầu năm 2009 đã có trên một trăm người chết và bị thương do các vụ bạo lực, thảm sát xả súng giết người hàng loạt gây ra.

    Tương tự ở Việt Nam, so với trước đây, người Việt Nam ngày nay có điều kiện sống tốt hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên chưa có bằng chứng thực nghiệm định lượng nào nghiên cứu rằng mức độ hài lòng với cuộc sống hiện tại đã và đang tăng lên theo tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế tại Việt Nam .

    Ngày nay trên toàn thế giới, kinh tế - xã hội phát triển hơn, thu nhập của người dân đang tăng lên nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng chênh lệch, môi trường sống ngày càng ô nhiễm hơn, rủi ro, bất ốn trong cuộc sống ngày càng nhiều với các vấn đề như thất nghiệp, thay đối việc làm, bạo lực, khủng bố, tai nạn giao thông . Chất lượng sống của người dân càng cần phải quan tâm và do vậy nghiên cứu các nhân tố tác động đến mức độ nhận thức về hạnh phúc là điều quan trọng cần có những đánh giá xác đáng và khoa học tại các quốc gia này trong quá trình phát triển. Việc tìm ra các nhân tố khách quan tác động đến nhận thức về hạnh phúc và định lượng chúng đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới thực hiện, tuy nhiên nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hạnh phúc, để có cái nhìn sâu hơn, thực tế hơn và có thể gợi ý các chính sách hợp lý hơn nhằm nâng cao hạnh phúc cho từng cộng đồng, hoặc dân tộc có một ý nghĩa quan trọng. Vì vậy tác giả chọn đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến hạnh phúc của người Việt Nam.

    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là Phân tích hiện trạng chỉ số hạnh phúc nói chung và của người Việt Nam nói riêng; Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến hạnh phúc là các yếu tố có liên quan đến chỉ số hạnh phúc hay sự hài lòng của người dân như: tuối tác, giới tính, sức khỏe, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, li hôn, việc làm, thất nghiệp, thu nhập, yếu tố vùng miền, các yếu tố thuộc vốn xã hội như niềm tin, mối quan hệ bạn bè. của người dân và cuối cùng đưa ra các gợi ý chính sách nhằm nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân.

    Hai câu hỏi nghiên cứu được đưa ra là Những nhân tố có ý nghĩa nào ảnh hưởng đến hạnh phúc của người dân Việt Nam? Và những tác động chính sách nào từ chính phủ làm nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Việt Nam?

    Nghiên cứu dựa trên các giả thiết: Liệu thu nhập và hạnh phúc thật sự có mối liên hệ đồng biến với nhau; Liệu tình trạng sức khỏe tốt sẽ tác động đồng biến đến hạnh phúc; Liệu những yếu tố rủi ro cuộc sống (thất nghiệp, li hôn) có ảnh hưởng nghịch biến tới hạnh phúc và Liệu các yếu tố thuộc vốn xã hội (social capital) như niềm tin vào tôn giáo, vào chính trị, tính cộng đồng, mối quan hệ với gia đình, với người thân, vvẵ ẵ ẵ ảnh hưởng thuận chiều đến hạnh phúc.

    Đối tượng nghiên cứu là người dân Việt Nam được chọn để điều tra thông qua phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên do giáo sư Russell J. Dalton & nghiên cứu sinh Ong Thụy Như Ngọc, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ, Đại học California, Hoa Kỳ tố chức thực hiện vào tháng 9 - 10 năm 2001.

    Nghiên cứu gồm có 03 chương. Sau lời mở đầu là chương I tóm lược lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan; Chương II trình bày phương pháp phân tích và mô hình định lượng; Chương III đánh giá kết quả nghiên cứu, các gợi ý chính sách và Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

    • 3.pdf
      Kích thước:
      508.4 KB
      Xem:
      0
Đang tải...