Luận Văn Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của nghề câu cá ngừ tỉnh phú yên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu
    Các nhà kinh tế cho rằng kết quả sản xuất chịu tác động của các yếu tố đầu vào cố định, biến đổi, môi trường và quản lý, mô hình hàm sản xuất được viết dưới dạng sau: Y= f(X, Z, M, E,) trong đó Y: kết quả đầu ra, X: những đầu vào biến đổi, Z: những đầu vào cố định, M: Quản lý , E: Môi trường, và Cobb and Douglas (1928 ) đã sử dụng dưới dạng logarit các quan hệ tuyến tính giữa đầu ra Y và các đầu vào X, Z, M, E. Trên cơ sở mô hình tổng quát này, vận dụng trong nghề cá, một số tác giả đã phát triển cụ thể hơn.
    Nghề câu cá ngừ ở Phú Yên trong thời gian qua đã có sự phát triển đáng kể, sản lượng khai thác năm 2005 đạt 5.040 tấn (chiếm 44% khu vực và 27% sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của cả nước). Theo báo cáo tổng kết của Sở Thuỷ sản Phú yên thì tổng số tàu thuyền của tỉnh đến 12/2005 là 4.070 chiếc, bao gồm các nghề như: mành, lưới kéo, lưới rê, lưới vây, pha súc, câu, và một số tàu làm dịch vụ hậu cần. Trong thời gian qua nghề này đã phát triển một cách nhanh chóng, năm 2000 là 270 tàu, năm 2005 đã là 725 tàu, chiếm 18% số lượng tàu thuyền của toàn tỉnh. Trong thời gian qua có sự thay đổi đáng kể về kết quả kinh tế của nghề khai thác cá ngừ tại Phú Yên, một số chủ tàu làm ăn có hiệu quả và ngược lại. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế trong nghề câu cá ngừ ở Phú Yên là hết sức cần thiết đặc biệt là thông qua mô hình đã được lượng hóa. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu vận dụng các phương pháp kinh tế lượng để xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu trong nghề câu cá ngừ ở Phú Yên đồng thời thông qua kết quả nghiên cứu gợi ý các chính sách về kinh tế đối với nghề câu cá ngừ ở Phú Yên.
    Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
    Khai thác hải sản là một ngành sản xuất vật chất cụ thể, một mặt vừa mang tính chất sản xuất như các loại hình khác, mặt khác còn chịu tác động của sự biến động của môi trường và nguồn lợi. Để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu trước hết cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khai thác.
    Thứ nhất, nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên bao gồm: Đặc điểm về trữ lượng, đặc điểm sinh học, đặc điểm về ngư trường, đặc điểm về thời tiết, đặc điểm về mùa vụ, các nhân tố khác.
    Thứ hai, nhóm nhân tố về lao động và quản lý bao gồm: trình độ văn hóa, thời gian làm nghề, truyền thống nghề, kinh nghiệm, sức khỏe, bằng cấp, phương thức ăn chia, chế độ quản lý chủ tàu, tổ chức sản xuất trên biển, sự phối hợp các lao động trên tàu, số chuyến khai thác, số tàu trong tổ (đội) sản xuất.
    Thứ ba, nhóm nhân tố về đặc điểm kĩ thuật của tàubao gồm: Đặc điểm về vỏ tàu: Vật liệu đóng tàu, hình dáng, chiều dài, chiều rộng, trọng tải tàu; Đặc điểm máy tàu: công suất máy chính, máy phụ, loại máy, tình trạng máy; Đặc điểm trang thiết bị trên tàu: Các thiết bị khai thác, thiết bị điện tử, thiết bị hàng hải, thiết bị cứu sinh; Tuổi tàu.
    Thứ tư, nhóm nhân tố về đặc điểm ngư cụ bao gồm: số lưỡi câu, số tấm lưới, chiều dài vàng câu, độ sâu thả câu.
    Thứ năm, nhóm nhân tố về quản lí nhà nước bao gồm: Các loại thuế, Các khoản hỗ trợ thông các chương trình, dự án của Chính phủ hoặc các tổ chức phi Chính phủ nhằm hỗ trợ cho ngư dân. Đối với Chính phủ các khoản đầu tư phải được thu hồi thông qua các khoản phí, lệ phí cũng như thuế.
    Thứ sáu, nhóm nhân tố về thị trường bao gồm: Thị trường các yếu tố đầu vào, Thị trường sản phẩm đầu ra. Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến kết quả khai thác hải sản (đầu ra)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...