Luận Văn Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử

    LỜI NÓI ĐẦU 1


    NỘI DUNG


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẦU CỬ 3


    1. LÝ LUẬN VỀ BẦU CỬ .3


    1.1. Khái niệm về bầu cử 3


    1.2. Vị trí và vai trò của bầu cử .6


    1.2.1. Vị trí .6


    1.2.2.Vai trò 7


    1.3. Quyền bầu cử và quyền ứng cử 8


    1.3.1. Quyền bầu cử 8


    1.3.2. Quyền ứng cử .9


    2. LƯỢC SỬ VỀ HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ PỪ VIỆT NAM .10


    2.1. Quốc hội khóa I .11


    2.2. Quốc hội khóa II 11


    2.3. Quốc hội khóa III .11


    2.4. Quốc hội khóa IV .12


    2.5. Quốc hội khóa V 12


    2.6. Quốc hội khóa VI .12


    2.7. Quốc hội khóa VII .13


    2.8. Quốc hội khóa VIII 13


    2.9. Quốc hội khóa IX .13


    2.10. Quốc hội khóa X 14


    2.11. Quốc hội khóa XI .14


    2.12. Quốc hội khỏa XII .15


    CHƯƠNG 2: CÁC NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ 16


    1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM HÌNH THÀNH CÁC NGUYÊN TẮC


    TRONG HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ 16


    2. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ .17


    2.1. Nguyên tắc bầu cử phổ thông .18


    2.1.1. Nguyên tắc bầu cử phổ thông theo luật Việt Nam .18


    2.1.2. Nguyên tắc bầu cử phổ thông theo luật một số nước .20


    2.2. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp 23


    2.2.1. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp theo luật Việt Nam 23


    2.2.2. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp theo luật một số nước 25


    2.3. Nguyên tắc bình đẳng 29

    2.3.1. Nguyên tắc bầu cử bình đẳng theo luật Việt Nam 29


    2.3.2. Nguyên tắc bình đẳng theo luật một số nước .31


    2.4. Nguyên tắc bỏ phiếu kín 34


    CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC BẦU CỬ TRONG HOẠT ĐỘNG BẦU cử Ở VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN .36


    1. NGUYÊN TẮC PHÔ THÔNG .36


    1.1. Những mặt đạt được trong việt thực hiện nguyên tắc phổ thông .36


    1.2. Hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện


    trong việc thực hiện nguyền tắc phổ thông 39


    1.2.1. Chất lượng tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử 39


    1.2.2. Kiều bào không thể tham gia bầu cử .40


    1.2.3. Đại biểu dân cử trúng cử do tự ứng cừ còn quá thấp 41


    2. NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG 43


    2.1. Những mặt đạt được trong việt thực hiện nguyên tắc bình đẳng .43


    2.1.1. Bình đẳng giới trong ứng cử 43


    2.1.2. Bình đẳng giữa các dân tộc .45


    2.2. Hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện


    trong việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng 47


    2.2.1. Tính đại diện .47


    2.2.2. Tự ứng cử và tính canh tranh trong bầu cử 49


    2.2.3. Cơ cấu kết hợp chưa đạt dự kiến .51


    3. NGUYÊN TẮC TRỰC TIẾP 54


    3.1. Những mặt đạt được trong việc thực hiện nguyên tắc trực tiếp .54


    3.2. Hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện


    trong việc thực hiện nguyên tắc trực tiếp .56


    3.2.1. Tình trạng bỏ phiếu thay .56


    3.2.2. Hiệp thương 57


    4. NGUYÊN TẮC BỎ PHIẾU KÍN 59


    4.1. Những mặt đạt được trong việc thực hiện nguyên tắc bỏ phiếu kín 59


    4.2. Hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện


    trong việc thực hiện nguyên tắc bỏ phiếu kín 59


    KẾT LUẬN 61

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài


    Việt Nam, một nhà nước theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, ở đó quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan đại diện là Quốc hội. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất được thành lập thông qua hoạt động bầu cử. Bầu cử là một hoạt động xã hội, là một quyền cơ bản của quyền công dân.


    Là một quyền cơ bản của quyền công dân là vì thông qua bầu cử công dân sẽ trao quyền lực nhà nước của mình (gồm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp) cho cơ quan đại diện để thay mình quản lý đất nước. Trong hoạt động bàu cử công dân có quyền bầu chọn những người mà mình tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân) hoặc có quyền loại bỏ những người mà mình không tín nhiệm; Là một hoạt động xã hội vì hoạt động bầu cử được tiến hành định kỳ và diễn ra trên toàn quốc với sự tham gia của toàn xã hội.


    Bất kỳ một hoạt động nào khi diễn ra, nó cũng cần có những nguyên tắc để điều chỉnh. Và hoạt động bầu cử cũng không ngoại lệ, để cho hoạt động bầu cử này đạt được kết quả thắng lợi cũng như để đảm bảo cho cuộc bầu cử được tiến hành một cách dân chủ cần phải tiến hành theo nhiều nguyên tắc. Trong đó có những nguyên tắc mang tính đặc thù của hoạt động bầu cử, đó là những nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các nguyên tắc này thống nhất với nhau đảm bảo cho cuộc bầu cử diễn ra khách quan, dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri và ý chí nhân dân khi lựa chọn đại biểu.


    Do vậy với tư cách là một người học luật tác giả (người nghiên cứu đề tài) cảm thấy việc tìm hiểu đề tài “Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử” là rất cần thiết và hữu ích. Cần thiết, vì có thể cung cấp thêm kiến thức chuyên ngành cho người tìm hiểu. Đây còn là một kiến thức cơ bản đầu tiên mà người học luật cần phải nắm. Sau này dù đứng ở gốc độ là một cử tri, hoặc một người phụ trách công tác bầu cử hoặc may mắn hơn trở thành một ứng cử viên thì với những gì tìm hiểu được hôm nay sẽ giúp tác giả thực hiện tốt quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi tham gia hoạt động bầu cử. Hữu ích, vì sau khi tìm hiểu đề tài, tác giả thấy được ý nghĩa quan trọng khi tiến hành một cuộc bầu cử, thấy được vai trò của cử tri và giá trị của lá phiếu, thấy được quyền lợi của một công dân khi tham gia bầu cử. Cũng từ đó, tác giả có thể tuyên truyền giải thích cho gia đình, người thân, bạn bè và mọi người cùng hiểu để cùng thực hiện tốt quyền lợi của một cử tri khi tham gia bầu cử, góp phần tạo nên một ngày bầu cử thật sự là ngày hội của toàn dân.

    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài


    Mặc dù hiện nay trong hoạt động bầu cử, nhà nước đã ban hành Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội năm 1997 ( được sửa đổi bổ sung năm 2001) và Luật bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 với những nguyên tắc đặc thù điều chỉnh hoạt động bầu cử. Tuy nhiên, việc áp dụng và thực hiện các nguyên tắc này vào đời sống thực tế vẫn còn nhiều bất cập, khiếm khuyết và hạn chế. Vì thế mục tiêu nghiên cứu đề tài này là vì tác giả thấy rằng: khi đi sâu nghiên cứu từ thực tiễn tồn tại của các cuộc bầu cử, từ những cuộc bàu cử đại biểu Quốc hội đến các cuộc bàu cử đại biểu Hội dồng nhân dân các cấp, tác giả có thể thấy được các ưu điểm và nhược điểm trong việc áp dụng các nguyên tắc bầu cử trong thực tiễn nước ta. Từ đó đúc kết thành những kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời có thể vạch ra một số giải pháp khả thi để khắc phục các hạn chế, tạo điều kiện cho việc thực hiện các cuộc bầu cử tiếp sau được khách quan, dân chủ và toàn diện.


    3. Phạm vỉ nghiên cứu


    Do đề tài nghiên cứu là “Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử' cho nên khi nghiên cứu tác giả chỉ tìm hiểu sơ lược khái quát về vấn đề bầu cử, mà chủ yếu tập trung phân tích sâu những qui định của pháp luật Việt Nam về “các nguyên tắc bầu cử” có kết hợp so sánh với những qui định của pháp luật các nước. Bên cạnh đó, tác giả còn tìm hiểu thực tiễn thực hiện các nguyên tắc bầu cử với những thành tựu và hạn chế đang tồn tại. Từ đó vạch ra một hướng giải quyết khả thi, một bước đi mới triển vọng nhằm giúp cải thiện và nâng cao chất lượng của cuộc bầu cử trong tương lai.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Bằng việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu những qui định của pháp luật về “các nguyên tắc bầu cử' từ khâu ban hành, qui định, cho đến việc áp dụng vào thực tiễn. Bằng việc thu thập các tài liệu đã được nguyên cứu sẵn của các sinh viên khóa trước, người nghiên cứu đã kết hợp phương pháp so sánh phân tích tổng hợp và cập nhật, liệt kê các tài liệu chuyên ngành từ sách, báo, mạng Internet có liên quan theo sự chỉ dẫn của giảng viên hướng dẫn để hoàn thành bài Luận văn.


    5. Kết cấu đề tài: gồm ba chương


    Chương 1: Khái quát chung về bầu cử


    Chương 2: Các nguyên tắc bầu cử trong hoạt động bầu cử


    Chương 3: Thực tiễn thực hiện các nguyên tắc bầu cử trong hoạt động bầu cử ở Việt Nam và phương hướng hoàn thiện
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...