Tài liệu Các nguyên tắc pháp lý chung trong Luật Hình sự Việt Nam và các nguyên tắc chuyên ngành của Luật Hìn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài soạn gồm nhiều câu hỏi ôn thi tốt nghiệp với 52 trang môn Luật Hình sự

    Câu 2:
    Các nguyên tắc pháp lý chung trong Luật Hình sự Việt Nam và các nguyên tắc chuyên ngành của Luật Hình sự Việt Nam? (31-40)
    ĐN: Các nguyên tắc của Luật Hình sự Việt Nam được hiểu là những tư tưởng, nguyên lý cơ bản được ghi nhận, thể hiện trong các quy phạm pháp luật hình sự, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự phản ánh những quy luật kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội và những quan niệm về đạo đức và pháp luật của nhân dân đối với việc quy định tội phạm và hình phạt và những vấn đề khác liên quan đến TộI PHạM và HÌNH PHạT.
    * Các nguyên tắc chung trong Luật hình sự bao gồm: nguyên tắc dân chủ XHCN; nguyên tắc nhân đạo XHCN; nguyên tắc pháp chế XHCN; nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa yêu nước và đoàn kết quốc tế; nguyên tắc chịu trách nhiệm đối với hành vi phạm tội cụ thể; nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
    1- Nguyên tắc dân chủ XHCN: nguyên tắc này xuyên suốt các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực pháp luật. Trong Luật Hình sự Việt Nam nguyên tắc này thể hiện: - Luật Hình sự Việt Nam bảo vệ chế độ xã hội và nhà nước của nhân dân lao động, thể hiện ý chí của nhân dân.
    - Luật Hình sự Việt Nam tôn trọng và bảo vệ các quyền dân chủ của công dân trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mọi hành vi xâm hại các quyền đó đều bị nghiêm trị.
    - Luật Hình sự Việt Nam bảo đảm mọi công dân tự mình hoặc thông qua các cơ quan, tổ chức khác nhau tham gia xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự. Những điều luật quan trọng lấy ý kiến rộng rãi.
    - Luật Hình sự Việt Nam coi việc đấu tranh phòng ngừa và chống tình hình TộI PHạM, việc giáo dục người phạm tội là sự nghiệp của toàn dân, mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội,
    2- Nguyên tắc nhân đạo XHCN:
    - Xuất phát từ quan điểm đạo lý XHCN và tình thương con người trong truyền thống của dân tộc ta.
    - Luôn được thể hiện rõ nét trong chính sách hình sự của nhà nước ta qua mọi giai đoạn phát triển. Đó là 1 nguyên tắc nhất quán của pháp luật hình sự nước ta. Trước hết nguyên tắc này thể hiện đối với người phạm tội, nhà nước không có mục đích trả thù, mà ngược lại tạo điều kiện cho người phạm tội trở thành người tốt, có ích cho xã hội.
    Hình phạt không làm đau đớn thể xác, hạ thấp phẩm giá, áp dụng mức độ cần thiết, khoan hồng với người nhất thời phạm tội ít nghiêm trọng, người tự thú, thật thà khai báo, lập công chuộc tội; tạo cho phạm tội tự cải tạo, miễn hình phạt, giảm thời gian chấp hành hình phạt chung than, tử hình chỉ áp dụng đối với trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và với những điều kiện chặt chẽ
    3- Nguyên tắc pháp chế XHCN:
    Là nguyên tắc quan trọng trong sinh hoạt xã hội và tổ chức, hoạt động của nhà nước. Đây là nguyên tắc kiên định (điều 12-HÌNH PHạT 1992) “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phài nghiêm chỉnh chấp hành HÌNH PHạT và PL, phòng ngừa và chống các TộI PHạM, các vi phạm HÌNH PHạT và PL”.
    Trong lĩnh vực hình sự, nguyên tắc được thể hiện trước hết ở chỗ việc quy định 1 tội mới, sửa đổi, bổ sung 1 TộI PHạM hoặc hủy bỏ 1 TộI PHạM cần phải được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật. Chỉ có cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất mới có thẩm quyền quy định TộI PHạM và hình phạt.
    - TộI PHạM và HÌNH PHạT đối với người phạm tội phải được quy định trong pháp luật hình sự. Chỉ người nào phạm 1 tội đã được Luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
    - Nguyên tắc này đòi hỏi pháp luật hình sự phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, xây dựng 1 cách hoàn thiện đáp ứng các nhu cầu, đấu tranh phòng ngừa và chống TộI PHạM.
    - Nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi các cơ quan tư pháp hình sự phải triệt để tuân thủ pháp luật hình sự khi ra quyết định có liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự, đến việc quyết định hình phạt và các biện pháp tác động pháp lý hình sự khác. Việc điều tra, truy tố, xét xử phải đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt TộI PHạM, không làm oan người vô tội. Mọi việc áp dụng pháp luật hình sự 1 cách tùy tiện đều bị coi là vi phạm nguyên tắc này.
    4- Nguyên tắc kết hợp hài hòa chủ nghĩa yêu nước và đoàn kết quốc tế:
    - Luật Hình sự Việt Nam đấu tranh không khoan nhượng, trừng trị 1 cách nghiêm khắc mọi hành vi phạm tội xâm hại chế độ xã hội và chế độ nhà nước, an ninh quốc gia và khả năng phòng thủ đất nước.
    - Luật Hình sự Việt Nam trừng trị nghiêm khắc các hành vi phạm tội, phá hoại hòa bình, chống loài người và chống lại cuộc chiến tranh chính nghĩa của các dân tộc bị áp bức bóc lột, những hành vi gây chiến tranh phi nghĩa. - Những hành vi vi phạm tài sản của các nước khác, các tổ chức quốc tế, xâm phạm tài sản nước ngoài đều bị trừng trị nghiêm khắc.
    - Luật Hình sự Việt Nam ghi nhận và bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của nhà nước trong cuộc đấu tranh chung của loài người. Nguyên tắc chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế thể hiện sự đoàn kết, hợp tác hữu nghị, tương trợ tư pháp trong chính sách đối ngoại của Luật Hình sự Việt Nam.
    5- Nguyên tắc chịu trách nhiệm chỉ đối với hành vi phạm tội cụ thể:
    Pháp luật nước ta chỉ quy định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi cụ thể xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
    Trong lĩnh vực Luật hình sự, nguyên tắc này thể hiện ở chỗ chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội cụ thể của con người xâm hại đến các quan hệ xã hội. Có 1 luận điểm mang tính nguyên tắc: những gì chưa thể hiện bằng hành vi, các tư tưởng, suy nghĩ, ý muốn của con người, dù rằng các tư tưởng, suy nghĩ, ý muốn đó có nguy hiểm đến đâu vẫn không được coi là TộI PHạM và phải chịu trách nhiệm TRÁCH NHIệM HÌNH Sự nếu như chúng không thể hiện trong hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội.
    6- Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật:
    Đây là nguyên tắc chung của pháp luật. Trong pháp luật hình sự, nguyên tắc này đòi hỏi xử lý công minh, theo đúng pháp luật (điều 3 Bộ Luật hình sự). Nội dung nguyên tắc này thể hiện tập trung ở chỗ những người thực hiện TộI PHạM bình đẳng với nhau trước pháp luật hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự không phân biệt dân tộc, nam, nữ thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo,
    * Các nguyên tắc chuyên ngành của Luật Hình sự Việt Nam:
    1- Nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm hình sự và hình phạt:
    Còn được gọi là nguyên tắc “mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện và xử lý kịp thời và nghiêm minh”, hoặc còn có cách nói khác “không để sót, không để lọt”. Nguyên tắc này gắn liền với nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
    Pháp luật hình sự nước ta, xuất phát từ luận điểm cho rằng người có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội buộc phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó trong các quy phạm của phần các TộI PHạM đối với từng loại TộI PHạM, nhà làm luật quy định loại và mức hình phạt cụ thể với tính cách là kết quả pháp lý tất yếu của việc thực hiện phạm tội đó.
    2- Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân:
    Nguyên tắc này có nghĩa là người phạm tội chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mà chính người đó chứ không phải do người khác hoặc tập thể gây ra. Chỉ người nào phạm tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự (điều 2 BLHS).
    3- Nguyên tắc trách nhiệm cơ sở lỗi:
    Xuất phát từ nội dung điều 8 BLHS về khái niệm và các dấu hiệu của TộI PHạM.
    Nội dung nguyên tắc này thể hiện ở chỗ chỉ người nào có lỗi trong việc thực hiện TộI PHạM, tức là cố ý hoặc vô ý thực hiện TộI PHạM mới phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt. Không thể truy cứu 1 người nào đó trách nhiệm về hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu không xác định được rằng người đó có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...