Luận Văn Các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu tài: Các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế

    Giới thiệu chung

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Mỗi hệ thống pháp luật đều được thiết lập dựa trên hệ các nguyên tắc pháp luật nhất định. Có thể nói, các nguyên tắc pháp luật như xương sống làm giá đỡ cho toàn bộ hệ thống pháp luật. Các nguyên tắc pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo nội dung, quá trình xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật. Ngoài ra chúng còn có tác dụng như chất kết dính tạo ra sự liên kết và thống nhất giữa các bộ phận của hệ thống pháp luật. Vì vậy, việc xác định và thực hiện các nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa phù hợp sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của hệ thống pháp luật, tới công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, quyền, lợi ích của nhân dân. Ngược lại, nếu việc xác định hoặc thực hiện các nguyên tắc pháp luật không chính xác, không tốt sẽ có ảnh hưởng xấu đến các hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật và xét đến cùng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế, chính trị- văn hoá, xã hội của đất nước và đời sống của nhân dân.
    Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam cho phù hợp với điều kiện và tình hình mới thì trước hết phải xác định đúng, chính xác nội dung các nguyên tắc pháp luật. Do vậy, việc nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế là rất cần thiết, góp phần hoàn thiện những tư tưởng, quan điểm phù hợp để chỉ đạo quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật cũng như quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật trong tình hình và điều kiện mới. Khi đã có một hệ thống các nguyên tắc pháp luật phù hợp, các quy phạm pháp luật sẽ được ban hành, thực hiện và áp dụng trên cơ sở của những nguyên tắc đó, và điều đó cũng có nghĩa là hiệu quả điều chỉnh pháp luật sẽ cao hơn, công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc sẽ đạt được nhiều thành tích hơn vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Một số công trình như: Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư Pháp 2005; Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 2003; “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Công an nhân dân 2003 của TS. Lê Minh Tâm.v.v. đã nghiên cứu, đề cập tới vấn đề này. Các công trình nói trên đã tiếp cận và nghiên cứu về các nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
    nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
    Các phương pháp nghiên cứu được chú ý hơn là phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh.
    3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài
    Mục đích nghiên cứu:
    Đề tài được nghiên cứu với mục đích tìm hiểu một cách khách quan, khoa học và tương đối đầy đủ về những nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế.
    Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần hoàn thiện và phát triển hơn lý luận về nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng, lý luận về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung, giúp cho việc giảng dạy về bản chất, vai trò và những nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế được chính xác, khoa học và phù hợp hơn. Kết quả nghiên cứu cũng đồng thời góp phần để hoạt động thực tiễn xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật ở nước ta đúng đắn và có hiệu quả cao hơn trong điều kiện hiện nay.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài có nội dung nghiên cứu rộng và khá phức tạp, nhưng trong khuôn khổ của một đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường nên các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản sau:
    + Phân tích làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa và những đặc điểm của chúng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
    + Xem xét thực tiễn thực hiện các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
    + Phương hướng hoàn thiện các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
    + Tìm hiểu khái quát nội dung các nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...