Tài liệu Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quản lý hành chính nhà nước là một hoạt động có mụcđích. Những mục đích, mục tiêu cơ bản định ra trước cho hoạt động quản lý vàkết quả của việc đạt được mục đích, mục tiêu đó phản ánh hiệu quả của việc quảnlý. Hiệu quả của quản lý vì vậy phải được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắcnhất định. Ðặc biệt, khi Luật hành chính thực định vẫn còn chưa được tập trung-chỉ là tập hợp các văn bản về quản lý nhà nước, tồn tại dưới nhiều hình thức vănbản pháp lý không cao, thì nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là một đòihỏi bức thiết và sự tuân thủ hệ thống các nguyên tắc càng đòi hỏi chặt chẽ. 1. Nguyêntắc tập trung dân chủa) Cơ sở pháp lý Ðây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt độngcủa nhà nước ta nên việc thực hiện quản lý hành chính nhà nước phải tuân theonguyên tắc này. Ðiều 6-Hiến pháp 1992 quy định :Quốc hội, hội đồng nhân dân vàcác cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tậptrung dân chủ. b) Nội dung nguyên tắc Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữahai yếu tố tập trung và dân chủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sởdân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung. ¨ Tuy nhiên, đây không phải là sự tập trung toàndiện và tuyệt đối, mà chỉ đối với những vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chấtnhất. Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ quan cấp dưới, cơ quan địa phương có cơ sởvà khả năng thực hiện quyết định của trung ương; đồng thời, căn cứ trênđiều kiện thực tế của mình, có thể chủ động sáng tạo trong việc giải quyết cácvấn đề của địa phương và cơ sở. Cả hai yếu tố này vì thế phải có sự phối hợpchặt chẽ, đồng bộ. Chúng có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc và thúc đẩy nhaucùng phát triển trong quản lý hành chính nhà nước. ¨ Tập trung dân chủ thể hiện quan hệ trực thuộc,chịu trách nhiệm và báo cáo của cơ quan quản lý trước cơ quan dân chủ ; phânđịnh chức năng, thẩm quyền giữa cơ quan quản lý các cấp, bảo đảm sự lãnh đạotập trung của cấp trên của trung ương và quyền chủ động của cấp dưới. Ngoàira, đó là hệ thống song trùng trực thuộc của nhiều cơ quan quản lý,bảo đảm sự kết hợp tốt nhất sự lãnh đạo tập trung theo ngành với quyền quản lýtổng thể của địa phương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...