Luận Văn Các nguyên tắc cơ bản của kế toán tài chính (doanh nghiệp)

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1: CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH (DOANH NGHIỆP)

    I. DOANH NGHIỆP VÀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

    1. Doanh nghiệp

    1.1. Doanh nghiệp là gì?

    Doanh nghiệp là một tổ chức (đơn vị) sử dụng các phương tiện để sản xuất các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ bán trên thị trường.

    Như vậy:

    ã Mỗi doanh nghiệp sẽ có một sản nghiệp. Sản nghiệp của một pháp nhân (hay thể nhân) là hiệu số giữa tài sản mà họ đang sở hữu với các khoản nợ phải trả. Sản nghiệp có thể dương, bằng không hoặc âm.

    SẢN NGHIỆP = TÀI SẢN - NỢ PHẢI TRẢ

    ã Mỗi doanh nghiệp, sau một thời kỳ hoạt động, sẽ có một kết quả nhất định.

    Kết quả (thu nhập) của một doanh nghiệp là hiệu số giữa Doanh thu và Chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ.

    KẾT QUẢ = DOANH THU – CHI PHÍ

    Kết quả của một doanh nghiệp cũng có thể dương (có lãi), âm (lỗ) hoặc bằng không (hòa vốn).

    Chỉ khi hoạt động có lãi thì mới đạt mục tiêu sinh lợi của doanh nghiệp.

    1.2. Hoạt động của doanh nghiệp

    Mỗi doanh nghiệp là một trung tâm trao đổi các dòng vật chất và tiền tệ.

    a. Dòng vật chất (và coi như vật chất): phát sinh trong quá trình cung cấp sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ giữa doanh nghiệp với các tổ chức, đơn vị, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp.

    b. Dòng tiền (còn gọi là dòng tài chính): Có chiều ngược với dòng vật chất, nhằm thanh toán cho dòng vật chất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...