Báo Cáo Các nguyên tắc cần tuân thủ khi quản lý hoạt động đầu tư và biểu hiện của nó trong công tác quản lý

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Các nguyên tắc cần tuân thủ khi quản lý hoạt động đầu tư và biểu hiện của nó trong công tác quản lý hoạt động đầu tư hiện nay

    Các nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư tuân theo những nguyên tắc của quản lý kinh tế nói chung và được vận dụng cụ thể vào quản lý đầu tư.


    Các nguyên tắc quản lý kinh tế do con người đặt ra nhưng không phải do suy nghĩ chủ quan, mà phải tuân thủ các đòi hỏi khách quan như:


     Nguyên tắc phải thể hiện được yêu cầu của các quy luật khách quan.
     Các nguyên tắc phải phù hợp với mục tiêu của quản lý.
     Các nguyên tắc phải phản ánh đúng đắn tính chất và các quan hệ quản lý.
     Các nguyên tắc quản lý phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được đảm bảo bằng pháp luật.

    Các nguyên tắc quản lý phản ánh các yêu cầu khách quan của các quy luật chi phối lên quá trình quản lý. Tức là muốn biết có nguyên tắc nào thì trước tiên phải biết có quy luật nào. Đây là vấn đề chưa được các nước xã hội chủ nghĩa giải đáp rõ ràng, vì nó đang còn trong quá trình tìm kiếm và nhận thức.


    1. Nguyên tắc thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa hai mặt kinh tế xã hội
    Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế, nhằm đảm bảo quan hệ đúng đắn giữa kinh tế và chính trị,và tạo động lực đồng chiều cho mọi người dân trong xã hội, là một trong những nguyên tắc cơ bản của việc quản lý kinh tế có căn cứ khoa học trong phạm vi quốc gia. Phát triển luận điểm của Mác và Ănghen về sự tương quan giữa chính trị và kinh tế, Lênin đã xác định sự thống nhất biện chứng và sự tác động qua lại giữa hai hoạt động của con người: chính trị và kinh tế.
    Chính trị là lĩnh vực của những quan hệ nhất định trong xã hội diễn ra như là hoạt động có ý thức của con người. Đó là một hình thức nhận thức phản ánh mức độ lớn nhất các quan hệ kinh tế của con người. Ngoài những yếu tố khách quan, chính trị bao gồm cả yếu tố chủ quan.
     
Đang tải...