Luận Văn Các nguyên tắc áp dụng trong hoạt động thương mại quốc tề. Nêu cơ hội và thách thức khi chúng ta thự

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM



    QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ


    BÀI THU HOẠCH NHÓM



    ĐỀ TÀI:

    CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TỀ. NÊU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI CHÚNG TA THỰC THI ĐẦY ĐỦ CÁC NGUYÊN TẮC NÀY.



    THÀNH VIÊN NHÓM: NGOẠI THƯƠNG 3
    HUỲNH THIÊN KIM.
    ĐẶNG CƯỜNG THẮNG.
    NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM (12/02/2008)








    TPHCM 2008.

    II. Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thực thi các nguyên tắc này:
    1. Đặc điểm nền kinh tế việt Nam và các doanh nghiệp:
    Theo Kinh tế Việt Nam năm 2006 xuất bản tại Hà Nội, đến nay Việt Nam đã ký kết 87 Hiệp định thương mại song phương, 48 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 42 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Hàng Việt Nam đã thâm nhập vào nhiều thị trường nước ngòai, trong đó lớn nhất là các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc.
    • 2 năm gia nhập WTO và những tác động nhiều chiều đối với kinh tế VN:
    Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã hoàn tất quá trình đàm phán để trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong hơn 2 thập kỷ đổi mới.

    [​IMG]
    Ngày 7/11/2006, tại trụ sở của WTO ở Geneva (Thụy Sỹ),
    diễn ra phiên họp đặc biệt của Ðại hội đồng WTO về việc kết nạp
    Việt Nam vào tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này.


    Các đối tác cho rằng tác động tích cực nhất của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, tính đến nay tròn 2 năm, là môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam được cải thiện đáng kể, nhờ đó Việt Nam đã trở thành điểm hấp dẫn các nguồn vốn từ bên ngoài.
    Tăng độ mở của nền kinh tế
    Theo đánh giá của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, việc Việt Nam gia nhập WTO tạo ra những tác động nhiều chiều đối với nền kinh tế nước ta.
    Một mặt, gia nhập WTO đã tác động tích cực đối với nền kinh tế, đặc biệt về thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) và xuất khẩu.
    Vốn đăng ký FDI đạt trên 20 tỷ USD năm 2007 và dự kiến sẽ đạt trên 60 tỷ USD trong năm 2008. Sự bùng nổ FDI trong 2 năm qua phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào công cuộc đổi mới cũng như tiềm năng phát triển dài hạn của Việt Nam.
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD]Xuất khẩu cũng tăng mạnh trong 2 năm qua và đạt 53,8 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2008, tăng tăng 36,8% so với cùng kỳ năm 2007. Ngoài yếu tố tăng giá, sự gia tăng xuất khẩu còn do lượng hàng hóa của nước ta dồi dào hơn và thị trường xuất khẩu được mở rộng đáng kể.

    Ðây là yếu tố cơ bản, góp phần quan trọng vào việc duy trì tăng trưởng kinh tế (dự kiến 6,5 - 7% năm 2008) trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đang lan rộng trên thế giới.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Mặt khác, việc thực thi cam kết WTO trong 2 năm qua cũng làm bộc lộ một số bất cập của nền kinh tế như khuôn khổ pháp lý cần tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp các cam kết chung trong WTO và các chuẩn mực kinh tế thị trường; kết cấu hạ tầng yếu kém (điện, đường, sân bay, cảng, v.v.), sự thiếu hụt về nguồn nhân lực .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...