Thạc Sĩ Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quay cóp của sinh viên trong thi học kỳ (nghiên cứu trường hợp tạ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2013
    Đề tài: Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quay cóp của sinh viên trong thi học kỳ
    (nghiên cứu trường hợp tại Trường Cao đẳng Y Tế Khánh Hòa)



    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
    DANH MỤC CÁC BẢNG . 5
    DANH MỤC CÁC HÌNH 6
    MỞ ĐẦU 7
    1. Lý do chọn đề tài 7
    2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 9
    2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài . 9
    2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 9
    3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 10
    3.1. Câu hỏi nghiên cứu 10
    3.2. Giả thuyết nghiên cứu 10
    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 11
    4.1. Khách thể nghiên cứu . 11
    4.2. Đối tượng nghiên cứu 11
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 12
    6. Phương pháp nghiên cứu 12
    6.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng . 12
    6.2. Phương pháp nghiên cứu định tính 12
    6.3. Phương pháp chọn mẫu . 12
    6.4. Phương pháp thống kê toán học . 13
    7. Phạm vi nghiên cứu của đề tài . 13
    8. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn . 13
    8.1. Ý nghĩa về mặt lý luận . 13
    8.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn 13
    2
    Chương 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 14
    1.1. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam . 14
    1.2. Các phương pháp tiếp cận chính 21
    1.3. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 24
    1.4. Một số cơ sở pháp lý liên quan đến nội dung nghiên cứu . 30
    Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
    2.1. Nội dung nghiên cứu của đề tài 33
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 33
    2.2.1 Bối cảnh nghiên cứu và thực trạng 33
    a. Bối cảnh . 33
    a.1. Sơ lược lịch sử ra đời của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa . 33
    a.2. Chức năng, nhiệm vụ và quy mô đào tạo của Trường 34
    b. Thực trạng về t ổ chức t hi học kỳ và vi phạm quy chế thi của sinh viên 38
    b.1. Thực trạng về công tác tổ chức thi học kỳ 38
    b.2. Thực trạng về vi phạm quy chế thi học kỳ của sinh viên . 41
    2.2.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 44
    a. Chọn mẫu với khảo sát định lượng . 44
    b. Chọn mẫu với khảo sát định tính 46
    2.2.3. Thiết kế nghiên cứu . 46
    a. Phương pháp nghiên cứu 46
    b. Qui trình nghiên cứu đề tài . 48
    2.2.4. Thiết kế công cụ khảo sát 49
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
    3.1 Mô tả mẫu điều tra 53
    3.2. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của công cụ đo lường . 55
    3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA . 56
    3.3.1. Phân tích nhân tố khám phá với thành phần các biến độc lập . 56
    3
    3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá với thành phần các biến phụ thuộc . 60
    3.4. Phân tích hồi quy tuyến tính 61
    3.4. Kết quả khảo sát 65
    3.4.1. Nhân tố cán bộ coi thi . 66
    3.4.2. Nhân tố nội dung đề thi . 67
    3.4.3. Quan niệm về học tập cho hiện tại của sinh viên . 68
    3.4.4. Quan niệm về học tập cho tương lai của sinh viên 69
    3.4.4. Kế hoạch thi 69
    3.4.5. Khó khăn về nội dung đề thi 70
    3.4.6. Kết quả điều tra về phương tiện sử dụng quay cóp 72
    3.4.6. Kết quả điều tra về nhóm môn học thường quay cóp . 73
    3.4.7. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu thực tiễn . 74
    3.4.8. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu . 75
    KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP . 80
    1. Kết luận của nghiên cứu . 80
    2. Hạn chế của nghiên cứu 81
    3. Một số gợi ý giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng quay cóp . 81
    4. Hướng phát triển đề tài 83




    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng trong giáo dục đại học. Hầu hết
    các trường trong hệ thống giáo dục Việt Nam đang từng bước hoàn thiện mình để nâng
    cao chất lượng giáo dục.
    Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một khâu rất quan trọng trong công tác
    đào tạo. Nếu công tác đánh giá không được phát triển đúng đắn, công bằng sẽ ảnh
    hưởng rất lớn đến kết quả học tập cũng như vốn kiến thức mà sinh viên được trang bị
    trong quá trình học tập. Theo chúng tôi, một trong những lý do góp phần làm cho việc
    đánh giá kết quả học tập hiện nay chưa chính xác là hiện tượng quay cóp hay nói cách
    khác là hiện tượng gian lận trong thi cử của sinh viên.
    Hiện tượng quay cóp hay hành vi gian lận trong thi cử đã và đang được rất nhiều
    báo chí đề cập đến. Chẳng hạn như, trên trang web http://giaoduc.net.vn ngày 24 tháng
    10 năm 2011 có bài “Một kỳ thi lạ: Thoải mái quay cóp, chép bài bạn” (theo báo Tuổi
    trẻ), đã nêu lên hiện tượng quay cóp của sinh viên trong kỳ thi liên thông đại học. Sinh
    viên thoải mái sử dụng tài liệu, chép bài của bạn, thậm chí tụm lại thành từng nhóm
    trao đổi trong phòng thi. Hay bài viết tại http://vietbao.vn ngày 7 tháng 7 năm 2006 có
    tên “Gian lận thi cử thời hi-tech” (Theo VietNamNet). Bài viết này đề cập đến công
    cụ dùng để quay cóp mà sinh viên sử dụng trong khi thi: điện thoại di động, máy MP3
    hay máy ghi âm . bài viết cũng đề cập đến vấn đề “Chống gian lận như thế nào?”.
    Bài viết “Xã hội chưa chú trọng xây dựng lòng tự trọng cho học sinh” của tác
    giả M.Hà trên trang web http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Xa-hoi-chua-chu-trong-xaydung-long-tu-trong-cho-hoc-sinh/10864941/478/ (02/06/2004) cho rằng nguy ên nhân
    chính của hiện tượng quay cóp trở nên phổ biến như hiện nay là giáo dục của chúng ta
    chưa chú trọng đến việc xây dựng lòng tự trọng cho HSSV. Nếu hiện tượng quay cóp
    8
    của HSSV được xem là “bình thường” thì xã hội sẽ chưa có nhiều hi vọng vào thế hệ
    mai sau.
    Ở một khía cạnh khác của hiện tượng quay cóp cũng đã đề cập đến nhân cách
    của sinh viên qua bài phỏng vấn của Hà Mỹ - Thu Thảo trên http://giadinh.net.vn
    (19/04/2011) có tên: “Gian lận trong thi cử: Ảnh hưởng hình thành nhân cách”.
    Thầy Nguyễn Quốc Bình (Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức - Hà Nội) thì cho rằng
    hiện tượng quay cóp là hình thức ăn cấp kiến thức, được HSSV thể hiện dưới nhiều
    hình thức khác nhau, và việc này cứ lập đi lập lại sẽ hình thành trong các em những
    mánh khóe. Theo Thầy có lẽ HSSV chưa thấy hết giá trị của việc học, các em học để
    đối phó, học để được cái gì đó chứ không phải là tìm kiếm kiến thức cho bản thân .
    Còn theo cô giáo Ứng Bình Loan (giảng viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) nhận
    định “Thực chất là các em không tự nhận thức được mục đích quan trọng nhất của việc
    học là lấy kiến thức cho mình. Nhiều em có lối học hình thức, đối phó với thầy cô,
    muốn được điểm cao nhưng lười học, còn thiếu lòng tự trọng với thầy cô và chính bản
    thân mình”.
    Tình trạng quay cóp của SV Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa cũng đang là một
    trong những vấn đề mà Nhà trường rất quan tâm. Mặc dù nội dung đề thi bám sát nội
    dung chương trình học, thế nhưng hiện tượng quay cóp của SV trong thi học kỳ vẫn
    còn khá phổ biến. Thống kê tình hình SV vi phạm quy chế thi trong 3 năm gần đây:
    năm học 2009-2010 có 8,5% trên tổng số 960 SV đang theo học tại trường vi phạm quy
    chế thi (trong đó: 5% đình chỉ thi, 3% khiển trách và 0,5% cảnh cáo); năm học 2010-2011 cho thấy có 9% trên tổng số 1.217 SV đang theo học tại trường vi phạm quy chế
    thi (trong đó: 4% đ ình chỉ thi, 3% khiển trách và 2% cảnh cáo); năm học 2011-2012 có
    đến 10% trên tổng số 1.528 SV đang theo học tại trường vi phạm quy chế thi (trong đó:
    9
    5% đình chỉ thi, 3% khiển trách và 2% cảnh cáo)
    1
    . Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến
    hiện tượng này? Giải pháp nào có thể giúp giảm thiểu hiện tượng quay cóp của sinh viên?
    Như chúng ta đã biết, dù bất cứ xã hội nào, giàu hay nghèo, phát triển hay lạc
    hậu thì bản chất và mục đích của việc tổ chức các kỳ thi là để đánh giá đúng năng lực
    và khả năng của người dự thi.
    Với những lý do trên, luận văn muốn tìm hiểu các nguy ên nhân dẫn đến hiện
    tượng quay cóp của sinh viên để trên cơ sở đó xác định những giải pháp nhằm hạn chế
    tối đa hiện tượng này, góp phần vào việc đánh giá kết quả học tập của HSSV chính
    xác, công bằng, đồng thời tạo cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao
    đẳng Y tế Khánh Hòa. Chính vì thế mà việc thực hiện nghiên cứu: “Các nguyên nhân
    dẫn đến hiện tượng quay cóp của sinh viên trong thi học kỳ (nghiên cứu trường hợp
    tại Trường Cao đẳng Y Tế Khánh Hòa)” vừa cần thiết, vừa có ý nghĩa thiết thực
    nhằm tìm ra các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu tối đa hiện tượng
    quay cóp của SV hiện nay.
    2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quay cóp của sinh viên trong thi học
    kỳ để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu hiện tượng quay cóp của
    sinh viên, từ đó nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
    2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Nghiên cứu này nhằm:
    Đánh giá được thực trạng về hiện tượng quay cóp của sinh viên tại trường Cao đẳng
    Y Tế Khánh Hòa.
    Xác định các nguy ên nhân dẫn đến hiện tượng quay cóp của sinh viên trong thi học kỳ.
    1
    Theo nguồn cung cấp của Phòng Đào tạo - NCKH - HTQT Trường Cao đẳng Y Tế Khánh Hòa
    10
    3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
    3.1. Câu hỏi nghiên cứu
    Câu hỏi chính:
    Những nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng quay cóp của sinh viên trong thi học kỳ?
    Câu hỏi phụ:
    1. Trong số những nguy ên nhân được chỉ ra, những nguy ên nhân nào là chủ yếu?
    2. Có sự khác biệt trong hiện tượng quay cóp giữa hai nhóm sinh viên nam và nữ?
    3. Có sự khác biệt trong hiện tượng quay cóp giữa nhóm môn cơ bản và nhóm môn
    chuyên ngành?
    4. Có sự khác biệt trong hiện tượng quay cóp giữa các nhóm sinh viên có học lực khác
    nhau (Giỏi-Khá, Trung bình-Yếu).
    3.2. Giả thuyết nghiên cứu
    Để có thể đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài tập trung hướng đến nhằm
    kiểm chứng các giả thuyết sau:
    Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các tác giả McCabe Trevino (1993) và Crown,
    Spiller (1998) cho rằng nguy ên nhân dẫn đến hiện tượng quay cóp của sinh viên là
    ngoài yếu tố cá nhân còn có thêm yếu tố môi trường giáo dục. Dựa vào cơ sở này,
    nghiên cứu đưa ra giải thuyết sau:
    GT1
    : Các yếu tố cá nhân (học lực, động cơ học tập sai lầm, chuẩn bị bài chưa tốt, )
    và môi trường (đề thi, cán bộ coi thi, mức độ xử lý vi phạm, ) là các nguyên nhân dẫn
    đến hiện tượng quay cóp của sinh viên.
    Căn cứ vào nhận định chung của Nguyễn Quốc Bình, Ứng Bình Loan (2006) cho
    rằng: nguy ên nhân chính dẫn đến hiện tượng quay cóp là do công tác tổ chức thi không
    chặt chẽ, đề thi mang tính chất học thuộc nhiều và nhận thức của HSSV chưa đầy đủ về
    giá trị của việc học. Trên cơ sở này, nghiên cứu đưa ra giả thuyết GT2 như sau:






    Tài liệu tham khảo
    TIẾNG VIỆT
    [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Chỉ thị 53/2007/CT-BGDĐT ngày 07/9/2007
    [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), QĐ số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày
    01/11/2007.
    [3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế HSSV 2007.
    [4]. Lê Bừng, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Đức Sơn (2008), Các thuộc tính tâm lý
    điển hình của nhân cách, NXB Đại học Sư phạm.
    [5]. Nguy ễn Hữu Chí (2011), “Quan niệm hiện đại về học tập”, Tạp chí Khoa học
    Giáo dục” (64), 10-12.
    [6]. Phạm Minh Hạc, Tuyển tập Tâm lý học, NXB ĐHQG Hà Nội
    [7]. Nguy ễn Thị Bích Hạnh - Trần Thị Thu Mai, Tâm lí học tiểu học và Tâm lí học
    sư phạm tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.
    [8]. Nguy ễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, Vũ Minh Tâm, Xã hội học đại cương, NXB
    Đại học Sư phạm.
    [9 Vũ Gia Hiền, Tâm lý học và chuẩn hành vi, NXB Lao Động
    [10]. Nguy ễn Thị Mai Lan (2008), “Định hướng giá trị nhân cách của học sinh
    Trung học Phổ thông thể hiện trong hoạt động học tập”, Tạp chí Tâm lý học, số 11
    (116).
    [11]. Đặng Nguyễn Cảnh Linh (2008), “Một số chỉ báo về vấn đề học tập của sinh
    viên hiện nay”, Tạp chí lý luận chính trị và truyền thông.
    [12]. Phạm Thành Nghị (2011), “Động cơ trong của hoạt động học tập và các giải
    pháp tăng cường”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (61), 6-9.
    [13]. Dương Thị Kim Oanh (2008), “Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học
    Bách khoa Hà Nội”, Tạp chí Tâm lý học, số 5 (110).
    [14]. Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội.
    86
    [15]. Nguy ễn Thạc, Phạm Thành Nghị (2009), Tâm lý học sư phạm đại học, NXB
    Đại học Sư phạm.
    [16]. Nguy ễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB
    Lao động Xã hội.
    [17]. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Chỉ thị
    33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2009.
    [18]. Hoàng Gia Trang (2005), “Thực trạng biểu hiện hành vi lệch chuẩn của học
    sinh trung học cơ sở trên địa b àn Hà Nội”, đ ề tài cấp viện giai đoạn 2003-2005.
    [19]. Hoàng Trọng - Chu Nguy ễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
    với SPSS tập 1,2, NXB Hồng Đức.
    [20]. Nguyễn Hữu Trí (2011), “Quan niệm hiện đại về học tập” , Tạp chí Khoa học
    Giáo dục, s ố 64, tháng 1/2011,
    [21]. Phạm Ngọc Trúc (2008), Khảo sát, đánh giá thực trạng tiêu cực trong thi cử,
    làm luận văn thuộc hệ thống giá dục quốc dân: nghiên cứu đề xuất giải pháp khắc
    phục, giai đoạn 11/2007 đến 11/2008. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (VNIES).
    [22]. Nguy ễn Quang Uẩn (chủ biên), Trần Hữu Luy ến, Trần Quốc Thành (1996),
    Tâm lý học đại cương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
    [23]. Lê Hải Yến (2012), “Nghĩ về triết lí giáo dục trong thời đại mới”, Tạp chí Dạy
    và Học, số 6.
     
Đang tải...