Báo Cáo Các mục tiêu và giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty fpt telecom đến năm 2015

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I:LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT ( FPT TELECOM)
    CHƯƠNG II:PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY​ I. PHÂN TÍCH NGÀNH (CNTT).
    Có thể nói, so với sự phát triển CNTT thế giới cũng như so với các ngành nghề khác, thì lĩnh vực CNTT là một ngành tương đối trẻ ở Việt nam. Nhưng đây là được xem là một ngành có vai trò chủ đạo, định hướng chiến lược cho nền kinh tế đất nước theo hướng hiện đại hóa
    Trong giai đoạn 5 năm 2002-2007, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp CNTT Việt Nam là khá cao và ổn định, đạt khoảng 25%/năm. Riêng trong năm 2007, quy mô của ngành này đạt gần 3, 8 tỷ USD, trong đó có 3 tỷ USD doanh số phần cứng, 498 triệu USD doanh số phần mềm (xấp xỉ mục tiêu mà Nghị quyết 07/CP đặt ra cho năm 2005 là 500 triệu USD - PV) và 180 triệu USD công nghiệp nội dung số.
    Đó là một con số thống kê được nêu ra tại Hội thảo quốc gia với chủ đề "Công nghiệp CNTT trong xu thế đầu tư mới" vừa được tổ chức cuối tuần qua, tại Hà Nội.
    Tuy nhiên, xu thế đầu tư mới là thế nào, bối cảnh suy thoái kinh tế sẽ tác động ra sao đến sự phát triển của ngành công nghiệp CNTT Việt Nam và công nghiệp CNTT cần phải có sự điều chỉnh gì cho phù hợp với xu thế phát triển mới dường như lại chưa được hội thảo này đặt ra và có kết luận.
    Việt Nam hiện là quốc gia đứng trong danh sách Top 20 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm và dịch vụ trên thế giới. Nhưng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu hiện nay và nền kinh tế suy thoái còn kéo dài một vài năm nữa mới có cơ hồi phục, đồng thời có những tác động tiêu cực tới sự phát triển của thị trường CNTT -TT toàn cầu, thì ngành công nghiệp CNTT Việt Nam cần phải chuẩn bị gì để vừa giảm thiểu những tác động tiêu cực, vừa đảm bảo duy trì tăng trưởng ổn định? Đâu là những kịch bản phát triển của ngành công nghiệp CNTT Việt Nam trong giai đoạn tới? Đây là những tình huống cần phải được dự tính một cách khoa học và cẩn trọng.
    Tính toán được các kịch bản phát triển một cách khoa học và cẩn trọng, chúng ta mới chủ động đối phó được với tất cả các tình huống xảy ra, với những biện pháp xử lý nhanh chóng, chủ động và chính xác, vừa giảm tác động tiêu cực, vừa có thể nhanh chóng nắm bắt được những thời cơ phát triển mới ngay cả trong giai đoạn gian khó.
    Trong tất cả các ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay, công nghiệp CNTT là một trong những ngành gắn bó khá sâu sắc và chặt chẽ với thị trường CNTT thế giới. Có nghĩa rằng khi người ta “sổ mũi, nhức đầu” thì mình cũng chẳng thể tránh khỏi “ngạt mũi, hắt hơi”. Như vậy, có thể dự báo được rằng năm tới sẽ tiếp tục là năm khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung, cũng như của ngành công nghệ cao nói riêng. Cụ thể, các thị trường phần mềm và dịch vụ trên thế giới - nơi tiêu thụ các sản phẩm, giải pháp ứng dụng CNTT - sẽ bị ảnh hưởng theo hướng thu hẹp quy mô và sức tiêu thụ. Như thế, những tác động xấu đến thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu, gia công phần mềm trong nước là không thể tránh khỏi, đặc biệt là những doanh nghiệp có thị phần chủ yếu ở các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản .
    Đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao vào Việt Nam chắc chắn cũng không thoát khỏi tác động, khi các tập đoàn công nghiệp CNTT thế giới gặp khó khăn và tạm thời thu hẹp đầu tư ra bên ngoài.
    Như vậy, xu hướng củng cố và mở rộng thị trường CNTT nội địa cũng cần được các doanh nghiệp CNTT hết sức lưu ý, để tạo cho mình một vị thế an toàn nhất định và kiên nhẫn vượt qua khủng hoảng.
    Trong cái "nguy" vẫn tiềm ẩn những cái "cơ" để chúng ta khai thác. Giai đoạn thị trường công nghiệp CNTT trầm lắng sẽ là một cơ hội để chúng ta chuẩn bị tốt hơn cho đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng quy trình kinh doanh chuyên nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng CNTT để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh . Để đến khi thị trường phục hồi và phát triển, chúng ta sẵn sàng tâm thế nắm bắt những cơ hội mới.
    Để chủ động vượt "nguy", sẵn sàng nắm bắt "cơ hội", không thể phó mặc cho doanh nghiệp hay đẩy trách nhiệm cho các cơ quan quản lý. Tất cả cùng phải chung tay gánh vác, trong đó cơ quan quản lý Nhà nước ngành công nghiệp CNTT cần phải đóng vai trò đầu tàu, dự báo tốt tình hình, kịp thời xây dựng những văn bản, chính sách hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghệ CNTT

    II. PHÂN TÍCH CÔNG TY THEO MA TRẬN SWOT
    III. MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI (EFE)
    IV. MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NỘI BỘ (IFE)
    CHƯƠNG IIICHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA FPT TELECOM ĐẾN NĂM 2015​ I. CƠ SỞ XÂY DỰNG MỤC TIÊU:
    II. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015
    III. MA TRẬN SWOT VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY
    IV. MA TRẬN BCG
    IV. MA TRẬN QSPM
    V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...