Luận Văn Các Mô Hình Trồng Trọt Và Chăn Nuôi Trong Mùa Lũ Năm 2004 Tại Huyện Chợ Mới, An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhằm tổng kết hiện trạng canh tác của nông hộ trong mùa lũ năm
    2004 và đánh giá hiệu quả của các mô hình, đề tài “Các mô hình trồng trọt và
    chăn nuôi trong mùa lũ năm 2004 tại huyện Chợ Mới, An Giang” được thực
    hiện bằng phương pháp phỏng vấn nông hộ.
    Từ 4 mô hình canh tác như lúa, màu, chăn nuôi bò, bò - bắp, các số
    liệu nguồn lực nông hộ như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số
    lao động, diện tích, hiệu quả kinh tế của các mô hình đã được phân tích.
    Diện tích được phân bố bình quân từ 0,31 - 1,41 ha/hộ, những hộ trồng
    lúa có diện tích trung bình lớn nhất, các hộ chăn nuôi bò có diện tích trung
    bình thấp nhất. Diện tích của nông hộ được sử dụng hợp lý, phần lớn đất đai
    được sử dụng sản xuất nông nghiệp, cho thu nhập từ 50,85 - 87,61% trong
    tổng thu nhập một năm của nông hộ. Những nguồn thu nhập khác như lao
    động trong nông nghiệp, phi nông nghiệp cũng góp một phần lớn trong thu
    nhập của nông hộ.
    Về kỹ thuật canh tác, ở mô hình lúa nông dân đã từng bước thực hiện
    cơ giới hóa vào trong sản xuất, không còn sản xuất bằng phương pháp thủ
    công như trước đây. Ở mô hình rau màu, kỹ thuật của nông dân còn thấp. Ở
    cả 2 mô hình lúa và màu nông dân sử dụng thuốc chưa đúng cách, họ chỉ
    quan tâm đến lợi ít trước mắt là làm sau diệt được sâu càng nhanh càng tốt
    mà không quan tâm đến sự độc hại đối với con người. Chăn nuôi và trồng rau
    chủ yếu lấy công làm lời.
    Lợi nhuận từ trồng lúa là 7,3 triệu đồng/ha/vụ, từ trồng rau là 16,0
    triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận từ nuôi bò là 4,2 triệu đồng/vụ nuôi, lợi nhuận từ
    chăn nuôi bò kết hợp với trồng bắp là 26,6 triệu đồng/vụ nuôi cao hơn từ
    chăn nuôi bò không có trồng bắp. Đối với những nông hộ có bỏ công gia đình
    vào việc sản xuất thì họ sẽ thu thêm được lợi nhuận là 0,5 triệu đồng ở mô
    hình trồng lúa, 2,9 triệu đồng ở mô hình trồng màu, 2,8 triệu đồng ở mô hình
    chăn nuôi bò và 3,8 triệu đồng ở mô hình kết hợp bò - bắp.
    Được bao đê, sản xuất trong mùa lũ đã làm tăng thu nhập của nông
    dân, thay vì trong mùa lũ không sản xuất được có hộ ở không, có hộ làm
    thuê, đánh bắt thì nguồn thu nhập từ sản xuất trong mùa lũ này là có hiệu quả.
    Nhiều nông dân thiếu vốn sản xuất, họ không có thế chấp nên không
    được vay ngân hàng, đôi khi họ phải vay của tư nhân với lãi suất cao. Điều
    này cản trở quá trình sản xuất của nông hộ.
    Các trở ngại chính để phát triển mô hình là vốn, giá cả nông sản. Cần
    khuyến khích nông dân tham gia câu lạc bộ, các chương trình khuyến nông,
    hội nông dân, các hợp tác xã để có thể vay vốn hoặc tiếp cận với kỹ thuật,
    dịch vụ, thông tin giá cả giúp nông dân sử dụng tài nguyên một cách có hiệu
    quả hơn.

    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    CẢM TẠ i
    TÓM LƯỢC ii
    MỤC LỤC iv
    DANH SÁCH BẢNG vi
    DANH SÁCH HÌNH viii
    Chương 1 GIỚI THIỆU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
    2.1. Đặc điểm tự nhiên 3
    2.1.1. Vị trí địa lý 3
    2.1.2. Đặc điểm sông ngòi 3
    2.1.3. Đặc điểm khí hậu 4
    2.1.4. Đặc điểm đất đai 4
    2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 5
    2.2.1. Hiện trạng phân bố và sử dụng đất nông nghiệp 5
    2.2.2. Hiện trạng dân số và lao động 5
    2.2.3. Sản xuất nông nghiệp 2004 6
    2.2.3.1. Trồng trọt 6
    2.2.3.2. Chăn nuôi 9
    2.2.3.3. Thủy sản 10
    2.2.3.4. Kinh tế hợp tác 11
    2.3. Kỹ thuật trồng một số loại cây 12
    2.3.1. Rau 12
    2.3.2. Lúa 13
    2.4. Kỹ thuật chăn nuôi bò 15
    Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
    3.1. Vật liệu 17
    3.2. Phương pháp 17
    3.2.1. Phương pháp điều tra 17
    3.2.3. Chỉ tiêu theo dõi 18
    3.3. Phân tích thống kê 18
    Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
    4.1. Đặc điểm nông hộ 19
    4.2. Diện tích đất đai và tài sản nông hộ 23
    4.3. Nguồn thông tin cho sản xuất nông nghiệp 25
    4.4. Kỹ thuật canh tác của các mô hình 26
    4.4.1. Lúa 26
    4.4.2. Màu 29
    4.4.3. Chăn nuôi bò 31
    4.5. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp 32
    4.5.1. Hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi trồng theo từng mô hình
    canh tác
    32
    4.5.2. Hiệu quả kinh tế trong một năm sản xuất của nông hộ 34
    4.6. Yếu tố quyết định thành công của mô hình và khả năng vay
    vốn của nông hộ
    39
    4.6.1. Yếu tố quyết định thành công của mô hình 39
    4.6.2. Tình hình vay vốn của nông hộ 40
    4.7. Chi tiêu gia đình 41
    Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43
    5.1. Kết luận 43
    5.2. Đề nghị 44
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
    PHỤ CHƯƠNG pc-1
    Phụ chương 1 pc-1
    Phụ chương 2 Phiếu phỏng vấn nông hộ pc-3
    DANH SÁCH BẢNG
    Bảng Tựa bảng Trang
    1 Dân số - lao động huyện Chợ Mới, An Giang 6
    2 Diện tích sản xuất (ha) qua 3 vụ tại huyện Chợ Mới, An
    Giang
    7
    3 Cơ cấu cây màu thực hiện được năm 2004 qua 3 vụ tại
    huyện Chợ Mới, An Giang
    8
    4 Khẩu phần thức ăn của bò vỗ béo 15
    5 Số nhân khẩu và số lao động trung bình trong nông hộ của
    4 mô hình canh tác tại huyện Chợ Mới, An Giang
    22
    6 Tỉ lệ (%) thành viên trong nông hộ ở các độ tuổi khác
    nhau của 4 mô hình tại Chợ Mới, An Giang
    23
    7 Tỉ lệ hộ (%) có tổng diện tích đất theo 4 mô hình tại Chợ
    Mới, An Giang
    24
    8 Tỉ lệ (%) số hộ có phương tiện sản xuất theo 4 mô hình
    canh tác tại Chợ Mới, An Giang
    25
    9 Tỉ lệ (%) nông hộ nhận các nguồn thông tin cho sản xuất
    nông nghiệp theo 4 mô hình canh tác tại Chợ Mới, An
    Giang
    26
    10 Tỉ lệ (%) hộ sử dụng các giống lúa khác nhau ở mô hình
    lúa (vụ 3) tại Chợ Mới, An Giang
    27
    11 Các hoạt động trong canh tác ở mô hình lúa (vụ 3) tại Chợ 28
    Mới, An Giang
    12 Tỉ lệ (%) hộ sử dụng các loại phân bón khác nhau ở mô
    hình lúa (vụ 3) tại Chợ Mới, An Giang
    29
    13 Kỹ thuật canh tác của mô hình màu tại Chợ Mới, An
    Giang
    30
    14 Hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi trồng của các mô hình
    canh tác tại Chợ Mới, An Giang
    33
    15 Hiệu quả kinh tế của nông hộ trong một năm của mô hình
    Lúa vụ 3 tại Chợ Mới, An Giang
    36
    16 Hiệu quả kinh tế của nông hộ trong một năm của mô hình
    Màu tại Chợ Mới, An Giang
    37
    17 Hiệu quả kinh tế của nông hộ trong một năm của mô hình
    Bò tại Chợ Mới, An Giang
    38
    18 Hiệu quả kinh tế của nông hộ trong một năm của mô hình
    Bò - Bắp tại Chợ Mới, An Giang
    39
    19 Yếu tố quyết định thành công của 4 mô hình canh tác tại
    huyện Chợ Mới, An Giang
    40
    20 Tình hình vay vốn của nông hộ ở 4 mô hình canh tác tại
    Chợ Mới, An Giang
    41
    21 Chi tiêu gia đình của nông hộ 42
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...