Tiến Sĩ Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 7
    1.1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế . 7
    1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế . 8
    1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH 9
    1.3.1. Công nghiệp hóa . 9
    1.3.2. Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu 10
    1.3.3. Công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu . 12
    1.3.4. Chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 14
    1.4. Các mô hình lý thuyết về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế . 21
    1.4.1. Lý thuyết “cất cánh” của Walt Rostow . 21
    1.4.2. Các lý thuyết nhị nguyên 24
    1.4.3. Lý thuyết tăng trưởng cân đối . 30
    1.4.4. Lý thuyết tăng trưởng bất cân đối . 32
    1.4.5. Mô hình “đàn ngỗng bay” của Kaname Akamatsu 35
    1.4.6. Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Moshe Syrquin . 40
    1.4.7. Lý thuyết kinh tế cơ cấu mới của Justin Yifu Lin 42
    1.4.8. Đánh giá chung các lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 46
    1.5. Tổng quan nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế . 47
    1.5.1. Tổng quan các nghiên cứu về nguồn tăng trưởng đầu ra và thay đổi cơ cấu
    theo phương pháp tiếp cận vào - ra . 47
    1.5.2. Tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao
    động theo ngành và tăng trưởng năng suất lao động ở các quốc gia trên thế giới50
    1.5.3. Tổng quan các nghiên cứu sử dụng các mô hình kinh tế lượng đánh giá tác
    động của CDCCN kinh tế đến tăng trưởng kinh tế . 56
    1.6. Kết luận chương 1 59
    Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở
    VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1989 - 2014 . 61
    2.1. Một số chính sách liên quan đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở
    Việt Nam 61
    2.2. Cơ cấu GDP, vốn và lao động theo ngành của nền kinh tế Việt Nam 72
    2.2.1. Cơ cấu GDP theo ngành của nền kinh tế 72
    2.2.2. Cơ cấu vốn theo ngành của nền kinh tế 74
    2.2.3. Cơ cấu lao động theo ngành của nền kinh tế 75
    2.3. Cơ cấu giá trị gia tăng, xuất khẩu và nhập khẩu theo ngành của nền kinh tế 77
    2.3.1. Cơ cấu giá trị gia tăng theo ngành của nền kinh tế . 77
    2.3.2. Cơ cấu xuất khẩu theo ngành của nền kinh tế 80
    2.3.3. Cơ cấu nhập khẩu theo ngành của nền kinh tế . 83
    2.4. Năng suất lao động của các ngành và nền kinh tế 85
    2.4.1. Năng suất lao động của các ngành và nền kinh tế 86
    2.4.2. Tăng trưởng năng suất lao động của các ngành và nền kinh tế 89
    2.5. Kết luận chương 2 89
    TÓM TẮT CHƯƠNG 2 92
    Chương 3: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH
    CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ . 93
    3.1. Mô hình vào - ra phân tích nguồn tăng trưởng đầu ra và thay đổi cơ cấu . 93
    3.1.1. Mô hình vào - ra trong nền kinh tế mở . 93
    3.1.2. Phương pháp phân rã xác định nguồn tăng trưởng từ phía cầu 95
    3.1.3. Phân tích từ phía cung 96
    3.2. “Mô hình cơ bản” phân tích vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành đối với
    tăng trưởng năng suất lao động 99
    3.3. Các mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của CDCCN kinh tế đến
    tăng trưởng kinh tế . 101
    3.4. Số liệu sử dụng cho phân tích . 104
    3.5. Sử dụng mô hình vào - ra để phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành và
    nguồn tăng trưởng sản lượng của các ngành và nền kinh tế Việt Nam thời kỳ
    1989 - 2007 . 105
    3.5.1. Nguồn tăng trưởng đầu ra của các ngành và nền kinh tế thời kỳ 1989 -
    1996 107
    3.5.2. Nguồn tăng trưởng đầu ra của các ngành và nền kinh tế thời kỳ 1996 -
    2000 110
    3.5.3. Nguồn tăng trưởng của các ngành và nền kinh tế thời kỳ 2000 - 2007 114
    3.5.4. So sánh khu vực chế biến, chế tạo của Việt Nam với một số quốc gia trong
    khu vực và trên thế giới 119
    3.5.5. Ảnh hưởng qua các mối liên hệ công nghiệp . 126
    3.5.6. Chỉ số thang đo liên ngành theo mô hình Ghosh 130
    3.6. Sử dụng “mô hình cơ bản” phân tích vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành
    đối với tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam thời kỳ 1995 - 2014 134
    3.7. Kết quả ước lượng các mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của chuyển
    dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 1998 - 2011 137
    3.8. Kết luận chương 3 142
    TÓM TẮT CHƯƠNG 3 146
    KẾT LUẬN, MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN
    CỨU TIẾP THEO . 147
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 157
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 158
    PHỤ LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu luận án
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những chủ đề luôn thu hút sự quan
    tâm nghiên cứu của các nhà kinh tế. Các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế,
    về những bài học kinh nghiệm công nghiệp hóa của các nước đi trước, về phân tích
    chính sách công nghiệp hóa khuyến nghị cho các nước đang phát triển đi sau đều
    giành phần thích đáng để trình bày về vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
    trong thời kỳ CNH. Gần đây, sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng tài chính Châu
    Á, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, khá nhiều các công trình
    nghiên cứu mới về chủ đề này đã xuất hiện, trong đó nổi lên xu hướng đánh giá lại
    sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia, các khu vực kinh tế khác nhau trên
    thế giới trong bối cảnh quốc tế mới.
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được đề cập đến khá nhiều trong các tài liệu
    nghiên cứu kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng các công trình có nội
    dung nghiên cứu sâu về chủ đề này còn rất hạn chế. Đáng chú ý có một số nghiên cứu:
    của Nguyễn Khắc Minh (2009) về nguồn tăng trưởng và thay đổi cơ cấu kinh tế ở Việt
    Nam; và của Nguyễn Thị Minh (2009, 2010) về hiệu quả phân bổ giữa các ngành và về
    mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Các nghiên
    cứu đã có ở Việt Nam về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã cố gắng phân tích theo
    các cách tiếp cận khác nhau và thực hiện trong những khoảng thời gian khác nhau
    nhưng tác giả vẫn chưa tìm thấy một nghiên cứu tổng hợp, sử dụng các phương pháp
    tiếp cận khác nhau để đo lường thận trọng và đánh giá một cách đầy đủ, chính xác diễn
    biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam kỳ kể từ sau đổi mới.
    Luận án này hy vọng có thể bổ sung cho các nghiên cứu trước bằng cách áp dụng ba
    phương pháp tiếp cận khác nhau để làm sáng tỏ khuôn mẫu tăng trưởng và thay đổi cơ
    cấu ngành và nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1989 – 2014.
    Cấu trúc của luận án gồm ba chương, được bố trí như sau: sau phần mở đầu,
    chương 1 trình bày cơ sở lý luận về sự CDCCN kinh tế trong quá trình CNH, HĐH,
    và tổng quan các lý thuyết và các nghiên cứu về sự CDCCN kinh tế; chương 2 trình
    bày thực trạng CDCCN kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1989 - 2014; tiếp theo, chương 3 là cơ sở phương pháp luận các mô hình phân tích sự CDCCN kinh tế và
    ước lượng thực nghiệm các mô hình này cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1989 -
    2014; cuối cùng, phần kết luận sẽ tóm tắt lại các kết quả đạt được, gợi ý một số
    khuyến nghị chính sách và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
    2. Lý do chọn đề tài
    Việt Nam đã thực sự chuyển đổi từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc
    hậu sau hơn hai thập kỷ, kể từ khi bắt đầu thực hiện công cuộc Đổi mới. Kinh tế
    tăng trưởng với tốc độ khá cao và liên tục đã giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng
    kém phát triển, thu nhập thấp, trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập
    trung bình và tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH
    đất nước. Những bước đi quả quyết trong việc hội nhập khu vực và toàn cầu đã đem



    lại những hỗ trợ to lớn từ nguồn lực bên ngoài cho quá trình CNH, HĐH nền kinh
    tế. Những thành tựu của CNH, HĐH đưa đất nước ngày càng phát triển và cơ cấu
    kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ và cạnh tranh hơn. Mô hình tăng trưởng
    kinh tế theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, vào ưu thế lao động rẻ, khai thác
    tài nguyên thô, gia công xuất khẩu đã thực hiện tốt sứ mệnh của mình trong hơn
    20 năm đổi mới.
    Những năm gần đây, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã
    tác động tiêu cực trên nhiều mặt đến nền kinh tế nước ta. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
    đã suy giảm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành theo hướng CNH,
    HĐH đã có dấu hiệu chững lại, và các điểm yếu của nền kinh tế càng bộc lộ rõ như:
    chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp,
    chậm cải thiện . Nhận thấy trong bối cảnh mới, mô hình tăng trưởng theo chiều
    rộng không còn phù hợp, Việt Nam đã chủ động tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế gắn
    với đổi mới mô hình tăng trưởng. Do đó, cơ cấu kinh tế mới đi cùng và thúc đẩy
    hình thành mô hình tăng trưởng mới chính là điều kiện để có chất lượng tăng trưởng
    mới. Để thay đổi mô hình tăng trưởng, tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế được khởi
    động mạnh mẽ từ năm 2012 và được chính phủ xác định là một trong những nhiệm
    vụ trọng tâm, được triển khai quyết liệt trong năm 2013 và 2014 trên ba lĩnh vực:
    đầu tư công, hệ thống ngân hàng tài chính và doanh nghiệp nhà nước. Việc chủ động thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất
    nước trong bối cảnh hội nhập thể hiện rõ quyết tâm thực hiện mục tiêu đưa Việt
    Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
    Đích đến năm 2020 không còn bao xa, yêu cầu đẩy nhanh quá trình CNH,
    HĐH đất nước đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết. Nội dung, bản chất của quá trình
    CNH được thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó, cơ cấu ngành kinh tế
    đóng vai trò quan trọng nhất. Đối với Việt Nam, một quốc gia đi lên từ nông
    nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hướng đến cơ cấu ngành hợp lý, hiện đại,
    có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ có
    một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã
    được đề cập đến từ lâu ở Việt Nam trong các nghiên cứu về tăng trưởng, về quá trình
    công nghiệp hóa ở các mức độ khác nhau. Trong các nghiên cứu này, nhiều vấn đề lý
    luận và thực tiễn về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình công
    nghiệp hóa đã được phân tích. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu sâu, áp dụng nhiều
    phương pháp tiếp cận khác nhau để làm sáng tỏ khuôn mẫu tăng trưởng và thay đổi
    cơ cấu ngành và nền kinh tế Việt Nam kể từ sau đổi mới vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy,
    nghiên cứu: “Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá
    trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” là rất cần thiết hiện nay.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu của luận án là sử dụng các mô hình định lượng để phân tích sự
    chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước,
    đồng thời, đánh giá lại những đóng góp của các ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành
    vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua. Và qua đó có thể đóng góp
    một số gợi ý chính sách về cơ cấu ngành cho quá trình CNH, HĐH đất nước.
    Nghiên cứu này sẽ đi vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
     Sự chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế diễn ra như thế nào trong
    quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 1989 - 2014?
     Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế
    như thế nào?
     
Đang tải...