Tài liệu Các mô hình bảo hiến trên thế giới và khả năng lựa chọn của Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các mô hình bảo hiến trên thế giới và khả năng lựa chọn của Việt Nam












    Cơ chế bảo hiến hiểu theo nghĩa hiện nay lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ đầu thế kỷ 19, và không phải trên cơ sở hiến pháp mà từ án lệ. Chánh án Toà án Tối cao J. Marshall phán quyết về vụ Marbury v. Madison (Marbury kiện Madison) năm 1803: “Chỉ có toà án mới có quyền và có nghĩa vụ tuyên bố cái gì được gọi là luật”, “một văn bản luật trái với Hiến pháp không phải là luật”[1]. Tiền lệ này đã đặt nền tảng cho mô hình Mỹ về hoạt động bảo hiến với đặc điểm chính là xem xét tính hợp hiến của các đạo luật do các toà án bình thường thực hiện.


    Sau đó, sau Đại chiến thế giới lần thứ I, ở châu Âu đã xuất hiện mô hình của mình, một mô hình mới về nguyên tắc, do học giả người Áo Hans Kelsen sáng tạo ra[2]. Khác biệt chủ yếu của mô hình này so với mô hình Mỹ là hoạt động bảo hiến tách khỏi hệ thống tòa án nói chung và do cơ quan chuyên trách thực hiện: toà án hiến pháp. Mô hình này được gọi là mô hình châu Âu.


    Đến nay, sau các giai đoạn phát triển, chế định này đã lan truyền rộng rãi, được khẳng định ở các nước châu Âu, ở nhiều quốc gia mới thành lập sau Đại chiến thế giới lần thứ II tại châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh, ở các nước Đông Âu cũ, các nước đang phát triển mà trước đó chế định này hoặc bị huỷ bỏ hoặc không hề tồn tại[3]. Đến năm 2008, trong số 191 nước được khảo sát, 158 nước có các quy định liên quan đến cơ chế bảo hiến. Trong đó, 79 nước có quy định trực tiếp trong Hiến pháp về Tòa án hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến; 60 nước quy định về cơ chế bảo hiến của tòa án thường hoặc Tòa án tối cao; một số ít nước như Trung Quốc, Việt Nam, Miến Điện quy định cơ quan lập pháp có thẩm quyền kiểm tra tính hợp hiến[4]. Bên cạnh hai mô hình chính trên đây, còn có mô hình hỗn hợp, mô hình Pháp với Hội đồng bảo hiến, và một số hình thức bảo hiến khác [5].




    Hội

    Các



    Toà án



    Toà án đồng bảo dạng



    Chú dẫn



    Hiến pháp



    tối cao



    hiến



    khác









    Kiểu châu Âu








    Kiểu Mỹ








    Kiểu hỗn hợp Âu – Mỹ








    Kiểu Pháp








    Các hình thức khác








    Không có giám sát Hiến pháp Khối thịnh vượng chung mới Không xác định
    Bài viết này điểm lại các mô hình bảo hiến tiêu biểu trên thế giới theo trục các vấn đề sau đây: thẩm quyền của cơ quan bảo hiến; cơ cấu tổ chức; bổ nhiệm thẩm phán, nhất là chánh án; các chủ thể có quyền đưa vấn đề ra cơ quan bảo hiến; đánh giá vị trí, vai trò của cơ quan bảo hiến. Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa ra một vài nhận định ban đầu về khả năng lựa chọn của ViệtNam.

    I- GIỚI THIỆU CHUNG




    1- Các nước tòa án thẩm quyền chung thực hiện bảo hiến




    Tại khá nhiều nước, hoạt động bảo hiến không tách khỏi hệ thống tòa án bình thường, mọi vụ việc về những vấn đề liên quan đến hiến pháp đều do các toà có thẩm quyền chung xem xét.


    Đến lượt mình hình thức này lại có hai dạng: ở một số nước hoạt động bảo hiến (hiểu theo nghĩa rộng) do tất cả các toà có thẩm quyền chung thực hiện (Mỹ, Nhật Bản, Philippins, các nước Bắc Âu). Bất kỳ toà nào cũng có thể phán quyết về tính hợp hiến của văn bản luật. Nhưng các quyết định của cấp toà cao nhất có ưu thế hơn vì chỉ những quyết định đó mới có tính bắt buộc đối với mọi toà khác. Chỉ sau khi cấp toà cao nhất phủ nhận tính hợp hiến của văn bản luật thì văn bản đó sẽ thực chất mất hiệu lực. Hình thức giám sát bảo hiến do tất cả các toà có thẩm quyền chung thực hiện được gọi là giám sát bảo hiến phi tập trung (decentralized constitutional review)[6].


    Ở nhóm khác giám sát bảo hiến pháp cấp toà cao nhất thực hiện (Ghana, Namibia, Papua – New Ginea, Srilanca, Estonia). Hình thức này được gọi là giám sát hiến pháp tập trung (centralized constitutional review).


    Ở một số nước liên bang, bên cạnh cấp toà cao nhất của quốc gia, cấp toà cao nhất của các chủ thể liên bang cũng có quyền giám sát bảo hiến (nhưng thông thường chỉ liên quan đến pháp luật của tiểu bang). Ví dụ như ởCanada-các toà cao nhất của các tỉnh, ở Ấn Độ – các toà án tối cao của tiểu bang. Nhưng tại những nước này toà án tối cao liên bang là cấp toà chung thẩm khi giải quyết một vấn đề về tính hợp hiến của luật. Tuy nhiên có thể nói ở đó có mức độ phi tập trung hoá nhất định.

    Nhưng dù cho đó là sự giám sát tập trung hay phi tập trung thì vai trò quyết định ở các nước nói trên đều thuộc về cấp toà cao nhất (gọi chung là toà án tối cao) với cơ cấu tổ chức do hiến pháp quy định.


    2 – Các nước có cơ quan bảo hiến chuyên trách




    Những nước thuộc nhóm này có các toà chuyên trách về hoạt động bảo hiến gồm các toà án hiến pháp và những cơ quan bán tư pháp (hội đồng bảo hiến, ban hiến pháp của toà án cấp cao có thẩm quyền chung). Đây cũng được coi là giám sát bảo hiến tập trung.


    a) Toà án hiến pháp: Tòa án hiến pháp hoạt động với những trình tự tố tụng gần giống với các toà có thẩm quyền chung. Hiến pháp nhiều nước quy định về những toà này tại chương về quyền lực tư pháp (Bồ Đào Nha, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, CH Séc, Slovakia, Armenia, Uzbekistan ). Như Garlicki nhận định, qua điều này “nhà sáng lập hiến pháp muốn nhấn mạnh mối quan hệ giữa hoạt động bảo hiến với hệ thống tư pháp truyền thống và công nhận toà án hiến pháp là một trong số các toà, nhưng có thẩm quyền đặc biệt”[7].


    Cũng theo lời Garlicki, trong hoạt động của toà án hiến pháp “bộc lộ xu hướng tiến gần với các toà án nói chung”[8] như trình tự xét xử dựa trên các nguyên tắc tranh tụng và công khai (mặc dầu ở một số nước những nguyên tắc này được giới hạn trong những vụ việc nhất định). Các nguyên tắc chung trong xét xử được áp dụng một cách đầy đủ nhất ở Toà án Hiến pháp LB Nga gồm tính độc lập, tính tập thể, tính công khai, tính tranh tụng và sự bình đẳng giữa các bên (Điều 5, Hiến pháp LB Nga).


    b) Các cơ quan bảo hiến khác




    Các cơ quan bảo hiến chuyên trách còn bao gồm Hội đồng bảo hiến (Pháp,


    Mozambic, Marocco, Kazakhstan), Ban hiến pháp thuộc Toà án tối cao (Costa-

    Rica, Burkina – Faso, Estonia), Hội đồng điều tra bảo hiến (Ethiopia). Những cơ quan này không khác với toà án hiến pháp về trình tự thành lập và thành phần. Trong giới lý luận có hai quan điểm về bản chất của chúng. Một số cho rằng đó là những cơ quan bán tư pháp, chủ yếu dựa trên lý lẽ về các thủ tục tố tụng – sự thiếu vắng tính tranh luận và tính công khai. Nhưng trong các công trình nghiên cứu của mình họ đặt những cơ quan này cùng với các toà án hiến pháp. Các tác giả khác không phân biệt sự khác nhau giữa hội đồng bảo hiến và toà án hiến pháp. Ví dụ như Favoreu khi nói về Hội đồng Bảo hiến Pháp đã nhấn mạnh rằng Hội đồng “không khác với những toà án hiến pháp về thành phần, về thẩm quyền lẫn hoạt động của mình” (ông cho rằng những khác biệt về thủ tục tố tụng nói trên không có ý nghĩa)[9].




    3. Tóm tắt tình hình chung
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...