Tài liệu Các mẫu tờ trình , công văn trong môn soạn thảo văn bản

Thảo luận trong 'Căn Bản' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]BỘ NÔNG NGHIỆP VÀPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN[​IMG]CỤC KIỂM LÂM
    Số 515 /KL-VPCITES
    V/v đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã thông thường
    [/TD]
    [TD]CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

    [TABLE=align: left]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2007[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Kính gửi: - Chi Cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
    - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Thái Bình,
    Hưng Yên, Tiền Giang, Cần Thơ và Vĩnh Long

    Thực hiện Chỉ thị số 1284/CT-BNN-KL ngày 11/5/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và cơ sở trồng cấy nhân tạo động, thực vật hoang dã, Cục Kiểm lâm hướng dẫn việc tổ chức đăng ký và quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng, các loài động vật hoang dã không thuộc danh mục động vật, thực vật hoang dã quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và Quyết định số 54/2006/QĐ-BNN (động vật hoang dã thông thường) như sau:

    1. Tổ chức cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài động vật hoang dã thông thường (trừ những loài thuỷ sinh) cho các tổ chức, cá nhân (bao gồm cả các Vườn thú, đoàn xiếc, khu nghỉ mát, cơ quan nghiên cứu, v.v.) khi đảm bảo các điều kiện sau:

    a. Chuồng, trại nuôi phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại (cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi xem xét để phê duyệt dựa trên ý kiến của các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh hoặc các cơ quan khoa học CITES Việt Nam được quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP).
    b. Bảo đảm an toàn cho người nuôi và người dân trong vùng, an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.
    c. Có nguồn gốc vật nuôi rõ ràng.
    d. Trường hợp động vật có nguồn gốc nhập khẩu (không phân bố tại Việt Nam) phải có xác nhận bằng văn bản của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam là việc nuôi loài đó không ảnh hưởng tới các loài động vật khác và hệ sinh thái trong nước.
    đ. Có văn bản đề nghị đăng ký trại nuôi kèm hồ sơ đăng ký theo mẫu tại Phụ biểu 1 kèm theo.

    2. Cơ quan Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tiếp nhận đơn và hồ sơ đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; lập sổ theo dõi và thường xuyên cập nhật số lượng động vật hoang dã thông thường được nuôi trên địa bàn tỉnh. Những địa phương không có cơ quan Kiểm lâm thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện trách nhiệm này.

    Chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã thông thường phải cấp giấy chứng nhận đăng ký (Phụ biểu 2 kèm theo) cho các trại nuôi, trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có đề nghị.

    Không xác nhận sản phẩm, mẫu vật động vật hoang dã gây nuôi đối với tổ chức, cá nhân chưa có giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi.

    Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc các đơn vị phản ảnh kịp thời về Cục Kiểm lâm để xem xét giải quyết./.


    [TABLE=width: 595]
    [TR]
    [TD]
    Nơi nhận:
    - Như trên
    - Thứ trưởng Hứa Đức Nhị (để báo cáo)
    - Lưu VT, VPCITES
    [/TD]
    [TD]CỤC TRƯỞNGĐã ký


    Hà Công Tuấn[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...