Tài liệu Các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại

Thảo luận trong 'Đầu Tư - Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại


    Lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại bắt đầu với bài viết của


    Modigliani và Miller vào năm 1958 (gọi tắt là học thuyết MM).


    Theo học thuyết MM, sự lựa chọn giữa vốn chủ sở hữu (VCSH)


    và nợ không liên quan đến giá trị của công ty. Nói một cách


    khác, học thuyết này chỉ ra một hướng là các giả thuyết về cấu trúc vốn nên tốt


    hơn bằng cách nào, cho thấy dưới điều kiện nào thì cấu trúc vốn không liên quan


    đến giá trị doanh nghiệp. Lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại được tiếp tục phát triển


    vào những năm sau đó, bao gồm thuyết cân bằng, thuyết trật tự phân hạng, thuyết


    điều chỉnh thị trường, thuyết cơ cấu quản lý .


    Theo quan điểm truyền thống


    Quan điểm về cấu trúc vốn truyền thống cho rằng khi một doanh nghiệp bắt đầu


    vay mượn, thuận lợi vượt trội hơn bất lợi. Chi phí nợ thấp, kết hợp với thuận lợi về


    thuế sẽ khiến WACC (Chi phí vốn bình quân gia quyền) giảm khi nợ tăng.


    Tuy nhiên, khi tỷ lệ giữa vốn nợ và vốn CSH tăng, tác động của tỷ lệ vốn vay so


    với tổng vốn buộc các CSH tăng lợi tức yêu cầu của họ (nghĩa là chi phí VCSH


    tăng). Ở mức tỷ lệ vốn nợ và VCSH cao, chi phí nợ cũng tăng bởi vì khả năng


    doanh nghiệp không trảđược nợ là cao hơn (nguy cơ phá sản cao hơn). Vì vậy, ở


    mức tỷ số giữa vốn nợ và VCSH cao hơn, WACC sẽ tăng.


    Vấn đề chính của quan điểm truyền thống là không có một lý thuyết cơ sở thể hiện


    chi phí VCSH nên tăng bao nhiêu do tỷ lệ giữa vốn nợ và VCSH hay chi phí nợ


    nên tăng bao nhiêu do nguy cơ vỡ nợ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...