Tiểu Luận Các loại vận đơn đường biển trong thương mại quốc tế &amp những lưu ý khi lập và kiểm tra vận đơn

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word




    MỤC LỤC
    PHẦN 1. Đôi nét về vận đơn VÀ VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 3
    1.1. Khái niệm 3
    1.2. Chức năng của vận đơn. 3
    1.3. Một số điểm cơ bản trên vận đơn đường biển. 4
    PHẦN 2. Các loại vận đơn đường biển trong thương mại quốc tế. 8
    2.1. Căn cứ vào quyền chuyển nhượng, sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. 8
    2.2. Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa. 8
    2.3. Căn cứ vào phê chú của thuyển trưởng trên vận đơn. 8
    2.4. Căn cứ vào hành trình chuyên chở. 8
    2.5. Căn cứ vào giá trị sử dụng và khả năng lưu thông. 9
    2.6. Căn cứ vào tính độc lập của vận đơn. 9
    2.7. Một số loại vận đơn khác. 9
    PHẦN 3. Lưu ý khi lập và kiểm tra vận đơn đường biển 13
    3.1. Một số vấn đề cần lưu ý với vận đơn đường biển theotập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế (ISBP 681 năm 2007). 13
    3.2. Những lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển. 18
    3.3. Một số điểm cần lưu ý khi kiểm tra vận đơn. 23




    PHẦN 1. Đôi nét về vận đơn VÀ VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN1.1. Khái niệmTrong vận tải biển, Vận đơn (bill of lading) có thể được hiểu nôm na như một “phiếu ghi nhận” (bill) của việc “xếp hàng” (loading). Theo âm Hán Việt, từ “vận đơn” gồm hai từ “vận” được hiểu là vận chuyển, và “đơn” có nghĩa là phiếu, hay chứng từ; gộp lại có thể hiểu đó là một văn bản hay chứng từ về việc vận chuyển hàng.
    Cách giải thích theo tiếng Anh và tiếng Hán Việt tuy có khác nhau đôi chút, nhưng tựu chung lại thuật ngữ này cũng chỉ sự ghi nhận của người vận chuyển về việc xếp hàng lên tàu để vận chuyển.
    Nếu định nghĩa một cách chính tắc, vận đơn là chứng từ do người vận chuyển hoặc đại diện được ủy quyền của người vận chuyển (thuyền trưởng, đại lý) ký phát cho người gửi hàng, trong đó xác nhận việc nhận hàng để vận chuyển từ cảng khởi hành đến cảng đích.
    1.2. Chức năng của vận đơn(1) Vận đơn là biên lai hàng hóa, do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền của người vận tải ký. Đây là chức năng sơ khai của vận đơn. Trước đây, các thương gia thường hành trình cùng hàng hóa của mình trên tàu đến chợ để bán hàng theo phương thức mặt đối mặt. Vào thời đó, không cần đến vận đơn. Tuy nhiên khi thương mại phát triển, và các thương gia có thể gửi hàng cho đại lý của mình ở nước ngoài để bán hàng tại đó. Khi đó, hàng được xếp lên tàu đưa tới cảng đích; người gửi hàng đòi hỏi biên lai xác nhận thuyền trưởng đã thực nhận hàng, và giữ biên lai đó cho đến khi hàng được giao cho người nhận hàng tại cảng dỡ.
    (2) Vận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển và người gửi hàng. Thường thì người gửi hàng và người vận chuyển có thỏa thuận (hợp đồng vận chuyển) trước khi hàng hóa được xếp lên tàu, và vận đơn được phát hành. Và khi vận đơn được phát hành, nó là bằng chứng đầy đủ về hợp đồng vận tải hàng hóa ghi trong vận đơn.
    (3) Vận đơn là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa ghi trên chứng từ này. Đây là chức năng hay đặc tính quan trọng nhất của vận đơn trong thương mại quốc tế hiện nay. “Chứng từ sở hữu” là chứng cho phép người chủ hợp lệ có quyền sở hữu đối với hàng hóa. Quyền sở hữu này có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu lên vận đơn (đối với vận đơn có thể chuyển nhượng).
    Xuất phát từ ba chức năng trên mà B/L được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau. Với người gửi hàng (nhà xuất khẩu), nó là bằng chứng giao hàng, chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại cũng như theo phương thức thanh toán kèm chứng từ. Vận đơn là một bộ phận quan trọng trong bộ chứng từ để người bán xuất trình nhận thanh toán
    Đối với người nhận hàng (người nhập khẩu), vận đơn là chứng từ để nhận hàng, cơ sở để đối chiếu theo dõi việc thực hiện hợp đồng của người bán
    Đối với người chuyên chở vận đơn là cơ sở cho việc thực hiện nghĩa vụ trong chuyên chở hàng hóa. Ngoài ra, vận đơn còn là căn cứ để khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu, làm căn cứ xem xét khi có tranh chấp, khiếu nại phát sinh
    1.3. Một số điểm cơ bản trên vận đơn đường biểnVận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, do người vận chuyển (carrier) hoặc đại lý của người vận chuyển (Agent of carrier) phát hành cho người gửi hàng (Shipper) sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu (shipped on board) hoặc sau khi nhận hàng để xếp (received for shipment).
    Trên vận đơn đường biển thường có các nội dung cơ bản sau:
    1.3.1. Tiêu đề vận đơn đường biển:Tiêu đề của vận đơn đường biển thường được in sẵn và không quyết định tính chất, nội dung và loại vận đơn, do đó về mặt lí thuyết vận đơn có thể không cần có tiêu đề hoặc có tiêu đề là bất cứ thế nào. Để biết vận đơn thuộc loại nào phải căn cứ vào nội dung cụ thể trên mặt trước tờ vận đơn.
    1.3.2. Tên người chuyên chở:Bất kì vận đơn nòa cũng phải thể hiện tên của công ty vận tải biển hay người chuyên chở (Shipping company or Carrier). Người chuyên chở mới đích thực là biên đại diện cho hợp đồng chuyên chở nên người chuyên chở phải có trách nhiệm pháp lí về vận đơn phát hành trên danh nghĩa của mình và khi có tranh chấp xảy ra về vận tải hàng hóa thì người chuyên chở phải là người đại diện để giải quyết.
    1.3.3. Người nhận hàng:Tùy theo việc giao hang là đích danh, theo lệnh hay vô danh mà điền vào ô nhận hàng (Consignee) cho thích hợp. Thông thường, ô này in sẵn các phương án để tiện dung trong các trường hợp khác nhau:
    - Nếu giao hàng đích danh thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ kinh doanh của người nhận hàng; ngoài ra có thể ghi thêm các thong tin như điện thoại, fax, telex. Đồng thời, phải gạch bỏ tất cả các từ in sẵnđứng trước tên người nhận hàng có nội dung như “Theo lệnh – to Order”, “Theo lệnh của– to Order of”
    - Nếu giao hàng theo lệnh của 1 người đích danh, thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ kinh doanh của người này, ngoài ra nếu trên vận đơn không in sẵn các từ như “To Order”, “To Order of” hay “or Order” thì phải ghi thêm vào trước tên gười ra lệnh nhận hàng cụm từ “Theo lệnh của – to Order of”. Trong phương thưc tín dụng chứng từ, ngân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...