Tiểu Luận Các loại thiết bị cô đặc

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI TIỂU LUẬN
    QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ TRUYỀN NHIỆT


    I.THIẾT BỊ CÔ ĐẶC CÓ ỐNG TUẦN HOÀN Ở TÂM

    1. Cấu tạo:
    1. phòng đốt
    2. ống truyền nhiệt
    3. ống tuần hoàn
    4. phòng bốc
    5. bộ phận thu hồi cấu tử
    2. Nguyên tắc hoạt động:
    - Đầu tiên dung dịch sẽ được cho vào các ống truyền nhiệt và ống tuần hoàn qua van, sau đó mở van hơi cho hơi vào. Phải để dung dịch phủ kín toàn bộ các ống mới được mở van hơi. Nhằm tránh hiện tượng cháy nổ.
    - Tại phòng đốt này, dung dịch trong các ống sẽ được truyền nhiệt từ hơi đốt ở bên ngoài. Trong ống truyền nhiệt dung dich sẽ sôi lên và trở thành hỗn hợp hơi-lỏng. Hỗn hợp này nóng nên khối lượng riêng giảm đi và bị đẩy từ dưới lên miệng ống. Còn trong ống tuần hoàn, thể tích dung dịch theo một đơn vị bề mặt truyền nhiệt lớn hơn ống truyền nhiệt do đó lượng hơi tạo ra ít hơn, dẫn đến khối lượng của hỗn hợp hơi-lỏng lớn hơn và sẽ bị đẩy xuống dưới. Kết quả là trong thiết bị có chuyển động tuần hoàn tự nhiên từ dưới lên trong ống truyền nhiệt và từ trên xuống trong ống tuần hoàn.
    - Phía trên phòng đốt là phòng bốc hơi. Ở đây, hơi thứ sẽ mang theo những cấu tử. Vì thế, có bộ phận tách bọt nhằm thu hồi lại những cấu tử.
    - Trong quá trình truyền nhiệt, dung dịch được cô đặc sẽ thoát ra qua cửa II , nước ngưng tụ sẽ thoát ra qua cửa IV. Còn hơi thứ sau khi được loại cấu tử sẽ thoát ra qua cửa V
    3. Đặc điểm, ưu nhược điểm
    1. Đăc điểm: Vận tốc tuần hoàn của loại thiết bị này thường không quá 1,5m/s. Khi năng suất thiết bị quá lớn ta có thể thay ống tuần hoan bằng vài ống có đường kình nhỏ hơn.
    2. Ưu điểm: Thiết bị cô đăc có ống tuần hoàn ở tâm có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, dể sửa chữa và làm sạch.
    3. Nhược điểm: Vận tốc tuần hoàn chậm, và có thể bị giảm do ống tuần hoàn bị nóng lên.
    II. HỆ THỐNG CÔ ĐẶC KIỂU TUYE:
    1. Cấu tạo:
    Gồm: 1. thiết bị cô đặc
    2. bơm tuye
    3. các cửa
    2. Nguyên tắc hoạt động:
    - Hơi có áp suất cao P0 đi vào tuye 2
    và giãn. Đồng thời hơi thứ có áp suất P
    P’ được hút vào tuye. Từ tuye hỗn
    hợp đi ra với áp suất P1 rồi đi vào
    thiết bị phân tách.
    - Lượng hơi dó áp suất cao, nhiệt độ
    Cao thì đi vào thiết bị. Còn lượng
    hơi nhiệt độ thấp không được sử
    dụng rồi đi ra ngoài.
    - Hơi đốt đi ngoài, nguyên liệu
    đi bên trong ống tuyp, hai pha đối lưu nhau. Hơi thứ được đi vào thiết bị phân tách, sản phẩm và nước ngưng tụ cho ra ngoài qua 2 cửa khác nhau.
    3. Ưu, nhược điểm:
    - Ưu: Cấu tạo đơn giản, rẻ, được sử dụng phổ biến.

    III. HỆ THỐNG CÔ ĐẶC DẠNG TẤM ALFALAVAL:
    1. Cấu tạo:
    Gồm có: 1. buồng đốt dạng tấm alfalaval
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...