Tiểu Luận Các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng quốc tế và các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước đang xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Vượt qua không gian và thời gian, những luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết bền vững giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mắt xích cuối cùng của quá trình trao đổi, thanh toán quốc tế. Được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, thuận tiện và nhanh chóng của các giao dịch thương mại.

    Cùng với xu hướng hội nhập ngày càng tăng, các mối giao lưu thương mại cũng ngày càng được mở rộng. Điều đó đặt ra cho các ngân hàng thương mại phải phát triển các dịch vụ kinh tế đối ngoại một cách tương ứng, trong đó không thể không kể đến hoạt động thanh toán quốc tế với nhiều phương thức thanh toán đa dạng và phong phú. Trong các phương thức thanh toán này, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất do những ưu việt của nó. Song tín dụng chứng từ không phải là nghiệp vụ đơn giản, trong thực tế công tác này đã gặp phải không ít những rủi ro gây thiệt hại cả về tài chính lẫn uy tín cho các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam.

    Thực trạng trên cho thấy việc phát hiện, phòng ngừa những rủi ro trong thanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ là một việc làm cần thiết mà các Ngân hàng Thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam phải quan tâm chú trọng.

    Với mong muốn góp phần vào công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng chứng từ, chúng tôi đã mạnh dạn tìm hiểu đề tài :" Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ", qua đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các bên, giảm thiểu rủi ro trong phương thức thanh toán này


    Mục lục


    Lời mở đầu 1


    Phần I. Khái quát về TTQT và phương thức thanh toán TDCT 2

    1. TTQT và các phương thức TTQT chủ yếu 2

    1.1. Khái niệm TTQT 2

    1.2. Vai trò của TTQT 2

    1.3. Các phương thức TTQT chủ yếu 3

    2. Phương thức thanh toán TDCT 4

    2.1. Khái niệm 4

    2.2. Quy trình nghiệp vụ 5

    2.3. Ý nghĩa 6


    Phần II. Các loại rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT 8

    1. Khái niệm 8

    2. Phân loại 8

    2.1. Rủi ro kỹ thuật 8

    2.1.1. Rủi ro đối với người bán 8

    2.1.2. Rủi ro đối với người mua 10

    2.1.3. Rủi ro đối với ngân hàng 11

    2.2. Rủi ro chính trị 12

    2.3. Rủi ro ngoại hối 13

    2.4. Rủi ro đạo đức 14

    2.5. Rủi ro khác 16

    3. Nguyên nhân 17

    3.1. Đối với rủi ro kỹ thuật 17

    3.2. Đối với rủi ro chính trị 17

    3.3. Đối với rủi ro ngoại hối 18

    3.4. Đối với rủi ro đạo đức 18


    Phần III. Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro 19

    1. Kiến nghị đối với Nhà nước 19

    2. Kiến nghị đối với các đơn vị kinh doanh XNK 21

    3. Kiến nghị đối với các Ngân hàng thương mại 23

    3.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng 23

    3.2. Xây dựng đội ngũ chuyên viên và đạo đức nghề nghiệp 24

    3.3. Thành lập bộ phận quản lý và phòng ngừa rủi ro 25

    3.4. Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng 25

    3.5. Tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng 27

    4. Kiến nghị cụ thể về nghiệp vụ 28


    Kết luận 31

    Tài liệu tham khảo 32
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...