Tài liệu Các loại hình thiết kế tổ chức và phương pháp thiết kế tổ chức? Trong hoàn cảnh Việt nam loại hình n

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các loại hình thiết kế tổ chức và phương pháp thiết kế tổ chức? Trong hoàn cảnh Việt nam loại hình nào là phức tạp nhất? vì sao?
    a) Các loại hình thiết kế tổ chức ở Việt Nam.
    1. Thiết kế một tổ chức mới
    2. Thiết kế hoàn thiện một tổ chức hiện có.
    3. Thiết kế nâng cấp tổ chức
    4. Thiết kế hợp nhất tổ chức
    5. Thiết kế sáp nhập tổ chức
    6. Thiết kế chia tách tổ chức
    7. Thiết kế chuyển đổi tổ chức
    8. Thiết kế hạ cấp tổ chức
    9. Thiết kế giải thể tổ chức
    Trong những năm chuyển đổi sang cơ chế mới, nước ta đã thiết kế được những cơ quan hành chính lần đầu tiên xuất hiện như: Kiểm toán nhà nước, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán. Một thành tựu lớn, tốn nhiều công sức, thời gian, với quyết tâm cao là thiết kế hợp nhất và sáp nhập tổ chức. Việc thu hẹp số lượng Bộ từ năm 1987 dến 1995, từ 19 tổ chức thành 3 Bộ, giảm 16 tổ chức. Nếu theo định hướng này, thì nước ta hiện nay chỉ khoảng 20 bộ, cơ quan ngang Bộ, đúng theo xu thế “nhà nước nhỏ”, “xã hội lớn”
    b) Phương pháp thiết kế tổ chức. ( có 2 phương pháp chính )
    (1) Phương pháp tương tự: là phương pháp thiết kế dựa vào việc thừa kế những kinh nghiệm thành công, gạt bỏ những yếu tố bất hợp lý hoặc không tương tích của một tổ chức đồng dạng có sẵn trong thực tế. Việc chọn một tổ chức tương tự cũng phải tuân theo những tiêu chuẩn nhất định, đồng thời chú ý đến những thành tựu tổ chức mới cần được áp dụng.
    Ưu điểm cơ bản của phương pháp thiết kế tổ chức này là quá trình hình thành đề án tổ chức nhanh, chi phí thiết kế ít, thừa kế có phân tích những kinh nghiệm quý báu của quá khứ. Tuy nhiên, luôn luôn ngăn ngừa sự sao chép máy móc kinh nghiệm, mà môi trường hiện tại và dự báo tương lai không thể chấp nhận được. Phương pháp thiết kế tổ chức này đã được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nơi, nhiều nước trên thế giới.
    (2) Phương pháp phân tích: là phương pháp dựa trên những kết quả phân tích tất cả các yếu tố liên quan trực tiếp và gián tiếp đến sự hoạt động của tổ chức trong tương lai. Muốn áp dụng phương pháp phân tích, phải chia việc thiết kế thành 3 giai đoạn:
    Giai đoạn 1: Xây dung sơ đồ cơ cấu tổng quan, xác định những kết luận, những yêu cầu có tính nguyên tắc cho cơ cấu tổng quan, đặc biệt “phần cứng” của cơ cấu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...