Tài liệu Các loại dụng cụ thông thường trong phẫu thuật

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÁC LOẠI DỤNG CỤ THÔNG THƯỜNG TRONG PHẪU THUẬT


    Mục tiêu:


    1. Biết được một số dụng cụ thông thường trong phẫu thuật.


    2. Biết cách sử dụng một số dụng cụ thông thường.


    3. Hiểu cấu trúc các dụng cụ kim loại.


    1. Đại cương


    Dụng cụ kim loại dùng trong phẫu thuật phải có những tính chất sau:


    Trước đây làm bằng sắt hoặc thép rồi mạ để tránh rỉ, nhưng nay đều làm bằng hợp kim,
    hợp kim này không rỉ, nhẹ, chắc, mặt ngoài nhẵn nhưng không bóng để tránh phản
    chiếu ánh sáng. Các chữ hay số trên dụng cụ không còn được dập sâu vào dụng cụ mà
    thay bằng áp điện để dễ cọ rửa và tiệt trùng.


    Những dụng cụ dễ mòn do cặp vào vật cứng hay dùng thường xuyên được gia công
    thêm một bản carbon, rất cứng (Thí dụ: 2 má của kéo, kìm cặp kim .). Những dụng cụ
    này được mạ vàng phía chuôi để dễ phân biệt trong khi dùng (Hình 1.3-C, 1.4e).


    Sau khi dùng xong, các dụng cụ này trước đây được ngâm trong nước, rồi dùng bàn
    chải cọ sạch dưới vòi nước. Làm như vậy dễ làm hỏng dụng cụ (mòn) và khó có thể cọ
    ở các khe, máu vẫn bám vào, khi tiệt trùng (lò sấy) sẽ két lại. Nay dùng một dung dịch
    có tính chất làm tiêu-tan các chất bám vào dụng cụ (mỗi hãng sản xuất đặt một tên
    khác nhau, căn bản là có enzym), ngâm một thời gian, xả nước sạch rồi đưa vào lò sấy.


    Đối với những dụng cụ mổ vi phẫu, rất mỏng mảnh và rất đắt nên lại càng phải hết sức
    thận trọng khi dùng cũng như khi lau chùi, tiệt trùng. Những dụng cụ này thường được
    cài từng chiếc lên một khay sao cho các dụng cụ không va chạm, nằm đè lên nhau sẽ
    làm cong hay gẫy nhất là khi đang sấy ở nhiệt độ cao.


    2. Nguyên tắc sử dụng


    Mỗi dụng cụ làm ra nhằm thực hiện một mục đích riêng, do đó không được tuỳ tiện
    dùng làm việc khác sẽ hỏng (Thí dụ: kìm cặp kim nhỏ cho chỉ 5-0, 6-0 không được
    dùng để cặp kim khâu cơ hay khâu da, chỉ cần trót cặp nhầm một lần là đã hỏng phải
    vứt bỏ mà mỗi kìm này giá vài triệu đồng; kéo phẫu tích không được dùng để cắt
    chỉ .).


    Khi cặp vào một tạng hoặc một mô tinh tế (não, thành mạch .) mà không định cắt bỏ
    thì không được dùng các loại kẹp có răng.


    Không bao giờ hai người cầm một dụng cụ: người phụ đang cầm nhưng nếu người mổ
    cần đến (để đặt lại, để khâu .) thì người phụ phải thả ngay dụng cụ đó, nếu không rất
    dễ rách phần mô đang cặp.


    Trong khi mổ, không bao giờ nhóm mổ (người mổ chính và người phụ mổ) được tự
    mình thò tay lên bàn dụng cụ để lấy mà phải nói qua dụng cụ viên, chính vì vậy người
    mổ cũng phải biết tên dụng cụ mà gọi. Một khi đã làm việc thành thạo, người mổ chỉ
    việc chìa tay, không cần nói, dụng cụ viên cũng tự biết phải đưa dụng cụ nào.


    2
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...