Chuyên Đề Các loại địa tô tư bản chủ nghĩa? Dựa vào việc nghiên cứu vấn đề này, hãy cho biết tại sao Đảng và N

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu hỏi: Các loại địa tô tư bản chủ nghĩa? Dựa vào việc nghiên cứu vấn đề này, hãy cho biết tại sao Đảng và Nhà nước ta lại giao đất giao rừng trong thời gian dài và thực hiện miễn thuế nông nghiệp.

    Bài làm

    Các loại địa tô tư bản chủ nghĩa
    - Địa tô chênh lệch là phần địa tô thu được ở trên những ruộng đất có lợi thế về điều kiện ( độ màu mỡ của đất đai tốt hơn, vị trí gần thị trường tiêu thụ, gần đường hơn hoặc ruộng đất được đầu tư để thâm canh). Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung ( được quy định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất) và giả cả sản xuất cá biệt. Địa tô chênh lệch = Giá cả sản xuất chung – Giá cả sản xuất cá biệt. Thực chất của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch. Nguồn gốc của nó là một phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp làm thuê tạo ra. Địa tô chênh lệch gắn với chế độ độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ nghĩa. Và lợi nhuận siêu ngạch ở đây tương đối ổn định và lâu dài vì nó dựa trên tính cố định của ruộng đất và độ màu mỡ tự nhiên của đất đai
    + Địa tô chênh lệch I : Là địa tô chênh lệch thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên trung bình và tốt, có vị trí gần thị trường và gần đường giao thông.
    + Địa tô chênh lệch II: Là địa tô chênh lệch thu được do thâm canh mà có

    - Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà tất cả các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp đều phải nộp cho địa chủ, cho dù ruộng đất là tốt hay xấu
    Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, do có sự độc quyền tư hữu ruộng đất, nên đã cản trở sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều đó thể hiện ở chỗ: nông nghiệp thường lạc hậu so với công nghiệp cả về kinh tế lẫn kỹ thuật, vì thế cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thường thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp. Vì vậy, nếu trình độ bóc lột ngang nhau, và với một lượng tư bản ứng ra như nhau thì lượng giá trị thặng dư thu được trong nông nghiệp bao giờ cũng cao hơn lượng giá trị thặng dư thu được trong công nghiệp.
    Sự độc quyền tư hữu ruộng đất đã ngăn cản quá trình tự do di chuyển tư bản từ các ngành khác vào nông nghiệp và do đó đã ngăn cản quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận giữa nông nghiệp và công nghiệp.
    Do vậy, trong nông nghiệp, nông sản được bán ra theo giá trị chứ không bán theo giá cả sản xuất chung. Phần chênh lệch giữa giá trị nông nghiệp và lợi nhuận bình quân sẽ được giữ lại để nộp địa tô cho địa chủ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...