Luận Văn Các lễ hội truyền thống của người H’ Mông tại xã Quảng Hòa huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài
    Từ bao đời nay, lễ hội truyền thống đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang tính tâm linh và có ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Lễ hội là sự kết tinh từ sản phẩm văn hóa truyền thống của dân tộc. Nó có một vị trí, vai trò khá quan trọng trong đời sống văn hóa cuả một cộng đồng và cũng là một trong những sự kiện văn hóa nổi bật. Để tìm hiểu về một nền văn hóa, người ta thường bắt dầu từ những gì gần gũi nhất, gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người . Trong đó lễ hội là một sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu trong mỗi tộc người .Bởi vì bên trong nó chứa đựng những văn hóa phản ánh tới sinh hoạt đời sống của mỗi con người , mỗi dân tộc. Và mỗi vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi tộc người lại có một phong cách và những đặc sắc riêng biệt trong văn hóa lễ hội. Đó thực sự là lời mời gọi hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa các dân tộc. Trong nền văn hóa của dân tộc Việt Nam thì văn hoá H’ Mông là một trong những nền văn hoá có lịch sử lâu đời trên đất nước ta. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đã làm mai một phần nào đó những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc H’ Mông nên việc nghiên cứu về lễ hội truyền thống của người H’mông là một việc cần thiết để mọi người có thêm hiểu biết nhằm góp phần giữ gìn và phát huy những gía trị văn hoá truyền thống ấy của dân tộc H’Mông.
    Xuất phát từ những nhận thức trên, tôi đã chọn đề tài về: “ Các lễ hội truyền thống của người H’ Mông tại xã Quảng Hòa huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông”. Với việc tìm hiểu này mục đích đặt ra trước hết của đề tài là dựng lại một bức tranh sinh động về lễ hội của một xã cụ thể là xã Quảng Hòa huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông. Thông qua việc mô tả , phân tích các hoạt động cụ thể của các lễ hội, để từ đó góp phần vào việc tìm hiểu những biến đổi của lễ hội hiện nay so với những lễ hội truyền thống. Và cũng thông qua việc tìm hiểu này Tôi muốn khẳng định hơn nũa về vai trò của sinh hoạt lễ hội truyền thống trong đời sống văn hóa tâm linh của những người dân sống trong cộng đồng làng xã nông thôn hiện nay. Đồng thời từ những lễ hội cụ thể tại xã Quảng Hòa, Tôi muốn góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết của mình cũng như của tất cả mọi người về bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số. Đặc biệt là dân tộc H’Mông.
    Cuối cùng, với nghiên cứu của mình tôi muốn cung cấp thêm những tư liệu giúp cho những nhà quản lí, các nhà nghiên cứu văn hóa trong việc bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống trong bối cảnh xã hội hiện đại.
    2. Lịch sử nghiên cứu.
    Việc tìm hiểu một số lễ của người hội truyền thống của người H’Mông được các nhà nghiên cứu rất quan tâm từ trước đến nay. Dân tộc H’mông sống chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta nhưng trong quá trình sinh sống thì họ đã di cư đến khắp nơi để tạo dựng cuộc sống riêng của mình.
    Các nhà nghiên cứu Đặng Văn Lung, Thu Linh đã có đề cập ít nhiều đến các lễ hội truyền thống của người H’mông trong cuốn: “ Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam”, xuất bản năm 1984 bởi nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. Hay các nhà nghiên cứu Thạch Phương, Lê Trung Vũ cũng nghiên cứu tới các lễ hội truyền thống của các dân tộc trên cả nước .
    Bên cạnh đó, một số tạp chí Dân tộc học và các tạp chí văn học dân gian hay nguồn tin trên internet cũng đã đưa ra những bài viết của mình về người H’mông để cho đọc giả gần xa biết
    Hay nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh cùng các đồng nghiệp đã viết nên cuốn sách “ Sơ lược truyền thống văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam”, xuất bản năm 1999, nhà xuất bản Giáo dục mà dân tộc H’mông cũng ở trong đó. Ngoài ra, còn rất nhiều các nhà nghiên cứu khác cũng đang nghiên cứu vấn đề này.
    Các nhà nghiên cứu trên tuy chỉ mới đề cập đến những vấn đề sơ lược nhưng phần nào cũng cho ta biết nhiều điều bổ ích và lí thú về những lễ hội. Và đề tài mà tôi đang tìm hiểu là đề tài khảo sát đầu tiên của tôi trong việc khái quát chung về một số lễ hội truyền thống của người H’mông tại xã Quảng Hòa huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông nhằm nâng cao kiến thức của tôi trong việc tìm hiểu văn hóa các dân tộc. Qua việc tìm hiểu về lễ hội truyền thống của người H’Mông tôi cũng muốn góp phần làm tư liệu tham khảo cho những ai muốn nghiên cứu vấn đề này sâu hơn trong tương lai.
    3. Mục đích nghiên cứu.
    Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu các lễ hội truyền thống của người
    H’Mông để giúp mọi người hiểu hơn về những lễ hội truyền thống của người
    H’ Mông. Qua đó nhằm nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy những gía trị văn hoá truyền thống của dân tộc H’ Mông. Bên cạnh đó mục đích nghiên cứu của đề tài góp phần làm tư liệu cho việc nghiên cứu sau này.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    4.1. Đối tượng
    Đề tài đi sâu vào nghiên cứư các lễ hội truyền thống của người H’ Mông trong đời sống xã hội như trong những ngày lễ tết, lễ hội, ngày cưới Đồng thời đề tài còn đi sâu vào nghiên cứư bản sắc văn hoá riêng của dân tộc H’ Mông.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Do điều kiện chưa cho phép nên đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi của người H’ Mông tại xã Quảng Hoà huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    - Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin: Đây là phưong pháp được xem là cơ sở lý luận trong sự nhìn nhận đề tài, cấu trúc đề tài và sử lý nội dung.
    - Phương pháp lịch sử: Để nghiên cứư về lễ hội truyền thống của người H’ Mông tại xã Quảng Hoà dưới góc độ lịch sử.
    - Phương pháp điền dã: Là công cụ cơ bản trong việc thu thập và khai thác các thông tin văn hoá thông qua các lễ hội truyền thống.
    - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Các phương pháp này được áp dụng trong việc xử lý các thông tin được khai thác từ việc đi khảo sát để trình bày trong đề tài.
    6. Đóng góp của đề tài.
    Đề tài là công trình nghiên cứư và giới thiệu một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ về lễ hội truyền thống của người H’ Mông tại xã Quảng Hoà huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông và những giá trị văn hoá đặc sắc của người H’ Mông thông qua các lễ hội truyền thống đó.
    Đề tài còn góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá của người H’ Mông nói riêng và của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung.
    Đề tài còn đem lại nguồn tư liệu cho các nhà nghiên cứư khoa học xã hội và văn hoá dân gian.




    7. Cấu trúc
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Đề tài gồm hai chương:
    ã Chương 1: Tổng quan về người H’ Mông
    1.1. Nguồn gốc về người H’Mông
    1.2. Dân số và địa bàn cư trú
    1.3. Ngôn ngữ
    1.4. Tiểu kết
    ã Chương 2: Tìm hiểu một số lễ hội truyền thống của người H’ Mông tại xã
    Quảng Hoà huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông.
    2.1. Khái quát chung về xã Quảng Hòa huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông
    2.2. Khái niệm về lễ hội truyền thống
    2.3. Tìm hiểu lễ hội truyền thống của người H’Mông tại xã Quảng Hòa huyện
    Đăk Glong tỉnh Đăk Nông.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...