Luận Văn Các kỹ thuật nhận dạng các yêu cầu cần kiểm thử của phần mềm đã thay đổi.

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các kỹ thuật nhận dạng các yêu cầu cần kiểm thử của phần mềm đã thay đổi.

    MỞ ĐẦU
    Trong suốt vòng đời của mình, phần mềm luôn phải thay đổi do nhiều lý do khác nhau, như việc sửa chữa lỗi, nâng cao hiệu suất, cấu trúc lại mã lệnh. Kiểm thử phần mềm đã sửa đổi là một hoạt động chính được thực hiện nhằm mục đích đảm bảo rằng các thay đổi này nằm trong dự định có thể kiểm soát được và không ảnh hưởng đến các phần còn lại của phần mềm. Vấn đề cơ bản của việc kiểm thử phần mềm trong trường hợp đó là phải quyết định xem các bộ kiểm thử như thế nào là đầy đủ đối với sự thay đổi, các trường hợp kiểm thử nào là tốt nhất tạo ra đầu vào phù hợp để đạt được mục đích kiểm thử phần bị thay đổi. Hiện tại các kỹ thuật chủ yếu thực hiện việc đánh giá sự đầy đủ của các bộ kiểm thử chỉ dựa trên luồng điều khiển và luồng dữ liệu. Chúng không xem xét những ảnh hưởng của sự thay đổi trên các trạng thái của toàn bộ chương trình, do vậy dẫn đến hạn chế việc đảm bảo rằng các phần thay đổi sẽ được kiểm thử.
    Luận văn nghiên cứu các kỹ thuật nhận dạng các yêu cầu cần kiểm thử của phần mềm đã thay đổi. So sánh ưu nhược điểm của các kỹ thuật hiện có, đồng thời đề xuất hướng cải tiến trong các thuật toán để đảm bảo xác định được các yêu cầu kiểm thử một cách chính xác, nhanh chóng, đầy đủ nhất. Sử dụng kỹ thuật này kiểm thử viên sẽ chủ động tạo ra các bộ kiểm thử phù hợp, tối ưu, đảm bảo sự tin cậy đối với chất lượng cả các phiên bản phần mềm đã thay đổi. Nghiên cứu cũng đưa ra các thực nghiệm với các công cụ dựa trên thuật toán đã tối ưu để minh họa các kỹ thuật trên, nhằm xác định các kiểm thử cần thiết để đảm bảo các trường hợp kiểm thử thích hợp đối với các trạng thái chương trình khác nhau tại các phần đã được chọn lựa trước của phần mềm. Các kỹ thuật này bao gồm: kỹ thuật tính toán sự tương ứng, sự khác nhau giữa các phiên bản phần mềm và hai kỹ thuật phân tích ảnh hưởng động để xác định các bộ phận của phần mềm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi với sự chính xác của tập các kiểm thử được thực hiện.
    Kết cấu đề tài:
    Chương 1 TỔNG QUAN
    Chương 2 KHÁI NIỆM CƠ BẢN
    Chương 3 CÁC KỸ THUẬT ĐỐI SÁNH
    Chương 4 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG ĐỘNG
    Chương 5 XÁC ĐỊNH YÊU CẦU KIỂM THỬ
    Chương 6 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG LAI
     
Đang tải...