Thạc Sĩ Các kỹ thuật cài đặt giao tiếp mạng IPv6-IPv4 và mô hình cài đặt mạng IPv6 trong hạ tầng mạng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục tiêu của đề tài . 2
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
    4. Phương pháp nghiên cứu . 2
    5. Bố cục luận văn 3
    Chương 1 4
    TỔNG QUAN VỀ GIAO THỨC TCP/IP . 4
    1.1. Lịch sử phát triển của giao thức TCP/IP 4
    1.2. Kiến trúc phân tầng của bộ chồng giao thức TCP/IP 6
    1.3. Thế hệ địa chỉ Internet IPv4 9
    1.4. Các đặc điểm công nghệ ưu việt của thế địa chỉ IPv6 15
    1.5. Kết luận 16
    Chương 2 17
    CẤU TRÚC GÓI TIN IPv6 . 17
    2.1. Khuôn dạng tổng quát của gói tin IPv6 18
    2.2. Những thay đổi trong tiêu đề của gói tin IPv6 . 18
    2.3. Tiêu đề chính của gói tin IPv6 21
    2.4. Tiêu đề mở rộng của gói tin IPv6 . 24
    2.4.1. Hop-by-Hop Options Header 26
    2.4.2. Routing Header 28
    2.4.3. Fragment Header 31
    2.4.4. Destination Option Header . 33
    2.5. Địa chỉ IPv6 . 34
    2.5.1. Kiến trúc của địa chỉ IPv6 35
    2.5.2. Biểu diễn địa chỉ IPv6 . 36
    2.5.3. Bit tiền tố của địa chỉ IPv6 . 37
    2.5.4. Phân vùng địa chỉ IPv6 . 39
    2.5.4.1. Địa chỉ Link-local 40
    2.5.4.2. Địa chỉ site-local 41 2.5.4.3. Địa chỉ Aggregatable global unicast . 42
    2.5.4.4. Địa chỉ IPv6 chứa địa chỉ IPv4 . 44
    2.5.4.5. Địa chỉ 6to4 . 45
    2.5.4.6. Địa chỉ ISATAP . 46
    2.6. Kết luận 47
    Chương 3 48
    CÁC KỸ THUẬT CÀI ĐẶT GIAO TIẾP MẠNG IPv6-IPv4 VÀ MÔ
    HÌNH CÀI ĐẶT MẠNG IPv6 TRONG HẠ TẦNG MẠNG IPv4 CỦA
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
    3.1. Các kỹ thuật giao tiếp mạng IPv6-IPv4 . 49
    3.1.1. Kỹ thuật Dual-stack 49
    3.1.2. Kỹ thuật tunneling 50
    3.1.2.1. Đường hầm cấu hình thủ công 51
    3.1.2.2. Đường hầm tự động . 52
    3.1.3. Kỹ thuật NAT-PT . 52
    3.2. Cấu hình kỹ thuật NAT-PT cho bộ định tuyến cisco 54
    3.2.1. Cấu hình cơ bản của bộ định tuyến cisco . 54
    3.2.2. Cấu hình NAT-PT tĩnh . 57
    3.2.3. Cấu hình NAT-PT tự động . 61
    3.3. Xây dựng mô hình cài đặt mạng IPv6 trong hạ tầng mạng IPv4 65
    3.3.1. Kiến trúc hệ thống mạng của trường Đại học Tây nguyên 65
    3.3.1.1. Các yêu cầu của hệ thống mạng . 65
    3.3.1.2. Sơ đồ tổng quát của hệ thống mạng . 66
    3.3.1.3. Phân bố sử dụng địa chỉ IPv4 trong hệ thống mạng 67
    3.3.2. Mô hình cài đặt mạng IPv6 trong hạ tầng mạng IPv4 . 68
    3.3.3. Cài đặt hệ thống mạng bằng phần mềm Cisco Packet Tracer 70
    3.3.3.1. Mô hình cài đặt hệ thống mạng 71
    3.3.3.2. Các cấu hình tham chiếu trong mô hình mạng . 72
    3.4. Kết luận 74
    KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 75
    1. Kết quả nghiên cứu . 75
    2. Hướng phát triển . 75 DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 1.1a: Bảng định tuyến của R1 trong sơ đồ mạng Hình 1.2a 11
    Bảng 1.1b: Bảng định tuyến mở rộng mạng của R1 . 12
    Bảng 2.1: Các giá trị của trường Next Header . 23
    Bảng 2.2: Các giá trị của 2 bit đầu tiên của trường Option Type . 28
    Bảng 2.3: Bảng thông tin định tuyến . 30
    Bảng 2.4: Biểu diễn bit tiền tố của một địa chỉ IPv6 38
    Bảng 2.5: Các vùng địa chỉ IPv6 . 40
    Bảng 2.6: Phân phối TLAID cho các tổ chức quản lý Internet . 43
    Bảng 3.1: Cấu hình cơ bản cho router NAT-PT . 57
    Bảng 3.2: Cấu hính NAT-PT tĩnh 60
    Bảng 3.2: Cấu hính NAT-PT tự động 64
    Bảng 3.3: Phân bố địa chỉ IPv4 trong đoạn mạng Public-subnet 67
    Bảng 3.3 Ánh xạ từ IPv4 thành IPv6 . 70
    Bảng 3.4: Ánh xạ từ IPv6 thành IPv4 70 DANH MỤC CÁC HÌNH
    Hình 1.1: Mô hình tham chiếu OSI và mô hình TCP/IP . 8
    Hình 1.2 a: Sơ đồ phân đoạn mạng máy tính 11
    Hình 1.2b: Sơ đồ mở rộng phân đoạn mạng . 12
    Hình 1.3:Tấn công mạng riêng thông qua địa chỉ IP . 13
    Hình 1.4: Mô hình kết nối Internet đa phương tiện 14
    Hình 2.1: Khuôn dạng của gói tin IPv6 18
    Hình 2.2: Cấu trúc tiêu đề của gói tin IPv4 và IPv6 . 19
    Hình 2.3: Cấu trúc một gói tin IPv6 có tiêu đề mở rộng . 25
    Hình 2.4: Cấu trúc tiêu đề đóng gói một gói tin IPv6 trong IPv4 26
    Hình 2.5: Định dạng của tiêu đề mở rộng Hop – by - Hop . 27
    Hình 2.6: Định dạng của tiêu đề Routing Header . 29
    Hình 2.7: Định dạng của tiêu đề phân mảnh . 32
    Hình 2.8: Cấu trúc của các gói tin phân mảnh 33
    Hình 2.9: Định dạng của tiêu đề Destination Option Header 34
    Hình 2.10: Định dạng của một địa chỉ IPv6 . 36
    Hình 2.11: Địa chỉ link-local và địa chỉ Site-local 41
    Hình 2.12: Định dạng của một địa chỉ Global unicast 43
    Hình 2.13: Định dạng địa chỉ IPv6 - tương thích - IPv4 . 44
    Hình 2.14: Định dạng địa chỉ IPv6 - ánh xạ - IPv4 . 45
    Hình 2.15: Định dạng của địa chỉ 6to4 . 45
    Hình 2.16: Định dạng của địa chỉ ISATAP 46
    Hình 3.1: Bộ định tuyến Cisco cài đặt kỹ thuật Dual-stack . 50
    Hình 3.2: Mô hình giao tiếp mạng bằng kỹ thuật đường hầm . 51
    Hình 3.3: Chuyển tiếp gói tin IPv6 qua đường hầm IPv4 51
    Hình 3.4: Địa chỉ IPv6-tương thích - IPv4 được thiết lập đường hầm 52
    Hình 3.5: Giao tiếp giữa node IPv6 và IPv4 bằng router NAT-PT . 53
    Hình 3.6: Chuyển tiếp gói tin giữa node IPv4 và IPv6 54
    Hình 3.7: Sơ đồ hệ thống mạng của trường đại học tây nguyên . 67
    Hình 3.8: Sơ đồ cài đặt mạng IPv6 . 69
    Hình 3.9: Mô hình cài đặt mạng IPv6 trong Cisco Packet Tracer . 71 DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
    TCP/IP
    Bộ chồng giao thức TCP/IP, tên tiếng anh Internet protocol suite hoặc IP
    suite hoặc TCP/IP protocol suite. Đây là bộ giao thức truyền thông cốt lõi
    được sử dụng trong hệ thống mạng Internet. Bộ giao thức này được đặt tên
    theo hai giao thức chính của nó là TCP – Transmision Control Protocol (Giao
    thức Điều khiển Giao vận) và IP – Internet Protocol (Giao thức liên mạng).
    DARPA
    Viết tắt từ cụm từ Defense Advanced Research Projects Agency - cơ quan
    nghiên cứu phát triển công nghệ thuộc bộ quốc phòng Hoa kỳ. Bộ chồng giao
    thức TCP/IP là một trong những dự án nghiên cứu của tổ chức này được bắt
    đầu vào những năm 1970.
    ARPANET
    Viết tắt từ cụm từ Advanced Research Projects Agency Network – tên
    của một hệ thống mạng truyền dữ liệu của tổ chức DARPA. Đây là hệ thống
    mạng máy tính được sử dụng công nghệ chuyển mạch gói ( Packet switching)
    đầu tiên trên thế giới. ARPANET được coi là tiền thân của mạng Internet sau
    nay.
    NCP
    Network Control Protocol – NCP: là một giao thức được dùng để kết nối
    các máy chủ trong hệ thống mạng ARPANET trước khi giao thức TCP/IP
    được sử dụng.
    DNS
    Domain Name System – DNS : dịch vụ quản lý và phân giải tên miền, có
    chứng năng phân giải địa chỉ IP thành các tên miền rõ hơn sử dụng trong các
    ứng dụng mạng. Chẳng hạn sử dụng tên miền www.example.com sẽ thay cho
    địa chỉ IP 192.168.5.18
    FTP File Trasfer Protocol – FTP: là giao thức truyền file, cung cấp các dịch vụ
    quản lý và chia sẽ file trong môi trường mạng.
    HTTP
    HyperText Transfer Protocol – HTTP: là giao thức truyền file văn bản
    siêu liên kết - một trong những nền tảng công nghệ để phát triển Word Wide
    Web.
    ISPs
    Internet service providers – ISPs: các tổ chức cung cấp dịch vụ Internet.
    Những tổ chức này cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ được xây dựng trên
    nền tảng hệ thống mạng Internet chẳng hạn như dịch vụ thư điện tử (e-mail),
    kho lưu trữ dữ liệu (data store), dịch vụ đường truyền Internet 1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Giao thức IPv4 đang được sử dụng trong hệ thống mạng Internet hiện nay
    có nhiều hạn chế cần khắp phục, chẳng hạn như: thiếu không gian địa chỉ cho
    các nhu cầu kết nối Internet, cơ chế định tuyến không hiệu quả, cấu trúc gói tin
    chưa tối ưu, bảo mật và chất lượng dịch vụ mạng còn yếu
    Giao thức Internet IPv6 đã được phát triển nhằm khắp phục những hạn
    chế này.
    Tuy nhiên, do hệ thống mạng Inernet và hầu hết các hệ thống mạng máy
    tính quan trọng của các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân đều đã được xây
    dựng ổn định bằng hạ tầng mạng IPv4. Nhiều hệ thống mạng có quy mô phức
    tạp, các hệ thống phần mềm và các dịch vụ mạng đã được xây dựng hoàn thiện
    nên việc chuyển đổi từ giao thức mạng IPv4 sang sử dụng giao thức mạng
    IPv6 không thể thực hiện được ngay.
    Giải pháp được các nhà phát triển mạng đề xuất là xây dựng các hệ thống
    mạng IPv6 trong hạ tầng mạng IPv4, sử dụng các kỹ thuật “hòa hợp” giữa hai
    giao thức để tạo khả năng truyền thông giữa hai mô trường mạng.
    Giải pháp trên nhằm đạt được những mục tiêu sau đây:
    - Triển khai ứng dụng công nghệ giao thức mạng IPv6, có đặc điểm
    công nghệ ưu việt hơn so với giao thức IPv4
    - Hạn chế những thay đổi lớn trong hệ thống mạng IPv4 khi triển khai
    mạng IPv6, đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống mạng trong suốt
    quá trình chuyển đổi giao thức.
    - Tận dụng những hạ tầng mạng đã có để hạn chế những gánh nặng về
    tài chính trong việc triển khai ứng dụng giao thức Internet IPv6
    Đối với các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân người dùng, việc
    nghiên cứu, triển khai và cài đặt thử nghiệm mạng IPv6 là hết sức cần thiết 2
    nhằm đám ứng những yêu cầu phát triển công nghệ cho các hệ thống mạng
    máy tính của đơn vị mình.
    Với mục tiêu nghiên cứu xây dựng mô hình cài đặt thử nghiệm mạng
    IPv6 trong hạ tầng mạng IPv4 của trường Đại học Tây nguyên, đề tài này sẽ
    đưa ra giải pháp triển khai mạng IPv6 phù hợp với quy mô và các đặc trưng
    công nghệ của một hệ thống mạng cục bộ, làm cơ sở khoa học để triển khai
    ứng dụng giao thức mạng IPv6 trong các hệ thống này.
    2. Mục tiêu của đề tài
    Đây là một đề tài mang tính ứng dụng rõ rệt với những mục tiêu cụ thể
    sau đây:
    - Mục đích nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu công nghệ giao thức
    mạng mới để triển khai ứng dụng vào hệ thống mạng máy tính của trường
    Đại học Tây nguyên.
    - Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu các đặc điểm công
    nghệ ưu việt của thế hệ địa chỉ IPv6, các cơ chế giao tiếp giữa mạng IPv6
    và mạng IPv4 để triển khai cài đặt mạng IPv6 trong hạ tầng mạng IPv4.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Đề tài này có những nhiệm vụ nghiên cứu chính sau đây:
    - Nghiên cứu các đặc điểm công nghệ vượt trội của giao thức IPv6.
    - Phân tích kiến trúc phân cấp của địa chỉ Internet IPv6 để triển khai
    cài đặt một hệ thống mạng sử dụng địa chỉ này.
    - Đưa ra mô hình triển khai thử nghiệm mạng IPv6 phù hợp với hệ
    thống mạng máy tính của trường Đại học Tây nguyên.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để việc nghiên cứu đề tài được thực hiện thuận lợi, hiệu quả và khoa học
    tôi đã chọn một số phương pháp nghiên cứu sau đây: 3
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc và nghiên cứu các tài liệu về
    kiến trúc mạng máy tính , các tài liệu về giao thức TCP/IP và một số tài
    liệu về các kỹ thuật triển khai cài đặt mạng IPv6
    - Phương pháp thử nghiệm: Cài đặt thử nghiệm một hệ thống mạng sử
    dụng giao thức IPv6 bằng phần mềm mô phỏng hệ thống mạng máy tính
    Cisco Packet Tracer, làm cơ sở thực nghiệm để triển khai cài đặt IPv6
    trong hệ thống mạng tính thực của trường Đại học Tây nguyên.
    5. Bố cục luận văn
    Chương 1. Tổng quan về giao thức TCP/IP
    Nội dung chương 1 giới thiệu tổng quan về lịch sử ra đời và phát triển
    của giao thức TCP/IP, phân tích kiến trúc phân tầng của mô hình giao thức này
    và những yêu cầu phát triển công nghệ giao thức mạng thế hệ mới, đáp ứng sự
    phát triển của hệ thống mạng Internet.
    Chương 2. Cấu trúc gói tin IPv6
    Chương này tập trung phân tích rõ những đặc điểm công nghệ vượt trội
    của IPv6 so với IPv4 về cấu trúc tổ chức mới của tiêu đề gói tin và kiến trúc
    phân cấp rõ rệt của địa chỉ IPv6.
    Chương 3. Các kỹ thuật cài đặt giao tiếp mạng IPv6-IPv4 và mô hình
    cài đặt mạng IPv6 trong hạ tầng mạng IPv4 của trường Đại học Tây
    nguyên
    Chương 3 của luận văn phân tích giải pháp trển khai mạng IPv6 trong
    trong hạ tầng mạng IPv4, đặc tả các kỹ thuật cài đặt các cơ chế giao tiếp giữa
    mạng IPv4 và mạng IPv6 và xây dựng mô hình triển khai mạng IPv6 trong hạ
    tầng mạng của trường Đại học Tây nguyên. 4
    Chương 1
    TỔNG QUAN VỀ GIAO THỨC TCP/IP
    1.1. Lịch sử phát triển của giao thức TCP/IP
    Giao thức truyền thông TCP/IP có nguồn gốc từ những dự án nghiên cứu
    phát triển công nghệ mới của DARPA – cơ quan nghiên cứu phát triển công
    nghệ thuộc bộ quốc phòng Hoa kỳ vào cuối những năm 1960 và đầu những
    năm 1970.
    DARPA đã xây dựng một hệ thống mạng truyền dữ liệu phục vụ cho mục
    đích nghiên cứu khoa học và quân sự. Hệ thống này có tên gọi là ARPNET -
    Advanced Research Projects Agency Network .
    ARPNET là một hệ thống được xây dựng theo mô hình liên mạng kết nối
    một số mạng máy tính của các trung tâm nghiên cứu lớn và các trường đại học
    của Hoa Kỳ. Yêu cầu đặt ra cho hệ thống này là nếu một bộ phận nào đó của
    hệ thống bị tấn công hoặc phá hủy thì bộ phận còn lại vẫn hoạt động bình
    thường. Nghĩa là hệ thống mạng ARPNET vừa đảm bảo khả năng kết nối
    truyền thông cho cả hệ thống liên mạng, vừa đảm bảo sự hoạt động độc lập
    của từng mạng bộ phận.
    Nhiều giao thức mạng đã được các nhà phát triển DARPA xây dựng để
    đáp ứng các yêu cầu truyền thông của mạng ARPNET. Sự ra đời của chồng
    giao thức TCP/IP là một thành công lớn, vượt xa những kỳ vọng của các nhà
    nghiên cứu DARPA, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của hệ
    thống mạng Internet sau này.
    Những mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của bộ chồng giao thức
    TCP/IP có thể được tóm tắt như sau:
    - Năm 1970, DARPA bắt đầu sử dụng giao thức NCP trong hệ thống
    mạng ARPANET. Giao thức NCP thực hiện các chức năng của Tầng vận
    chuyển (Transport Layer) trong mô hình tham chiếu OSI. Giao thức NCP
    cung cấp cho mạng máy tính các dịch vụ truyền file, dịch vụ gửi và nhận 5
    e-mail, quản lý các tiến trình xử lý trên các máy chủ. NCP – Network
    Control Protocol được coi là tiền thân của giao thức TCP sau này.
    - Năm 1972 giao thức Telnet được giới thiệu. Telnet có khả năng kết
    nối giữa các hệ thống mạng có chuẩn công nghệ khác nhau (thời điểm đó
    Telnet được dùng để kết nối các hệ thống máy tính lớn của các trung tâm
    nghiên cứu).
    - Năm 1973, giao thức truyền file FTP – File Transfer Protocol được
    giới thiệu. Sự xuất hiện của giao thức FTP đã tạo ra nhiều khả năng mới
    trong việc truyền file trong mạng máy tính.
    - Năm 1974 giao thức TCP – Transmission Control Protocol được
    chuẩn hóa, thay thế giao thức NCP. TCP là giao thức truyền thong kết
    nối định hướng, cung cấp cho mạng máy tính các dịch vụ truyền thông tin
    cậy.
    - Năm 1981, Giao thức IP được chuẩn hóa với phiên bản IPv4. Đây là
    giao thức được xây dựng theo công nghệ truyền thông chuyển mạch gói,
    sử dụng hai kỹ thuật quan trọng là đánh địa chỉ số cho các giao diện mạng
    và thực hiện định tuyến chuyển tiếp gói tin trong liên mạng.
    - Năm 1982 Cơ quan truyền thông quốc phòng Hoa Kỳ (DCA) và
    ARPA chuẩn hóa giao thức TPC và IP thành bộ chồng giao thức
    TCP/IP. Bộ chồng giao thức này đánh dấu một móc phát triển quan trọng
    của công nghệ giao thức mạng, bắt đầu thời kỳ hình thành và phát triển
    của mạng Internet.
    - Năm 1983 mạng ARPNET đã được thay thế giao thức NCP bằng
    TCP/IP
    - Năm 1984, dịch vụ DSN (Domain Name System – Hệ thống tên
    miền) được giới thiệu để giải quyết vấn đề phân giải địa chỉ số thành một
    tên miền rõ hơn. Chẳng hạn có thể sử dụng tên miền www.example.com 6
    để thay cho địa chỉ IP 192.168.5.18. Dịch vụ này đã đơn giản hóa việc sử
    dụng địa chỉ IP để truy cập các dịch vụ mạng.
    - Năm 1995, các nhà cung cấp dịch vụ gọi tắt là ISPs - Internet service
    providers bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet cho các tổ chức, các doanh
    nghiệp và cá nhân người dùng. Đây có thể coi là thời điểm bắt đầu kỷ
    nguyên bùng nổ của mạng Internet.
    - Năm 1996 giao thức truyền file văn bản siêu liên kết – HTTP -
    Hypertext Transfer Protocol được giới thiệu. Đây là nền tảng công nghệ
    để xây dựng các dịch vụ www -Word Wide Web trên mạng Internet.
    - Năm 1996, chuẩn phiên bản IPv6 được công bố. Ipv6 đã có những
    cải tiến về công nghệ nhằm khắc phục những hạn chế của Ipv4 như mở
    rộng không gian địa chỉ, tăng cường năng lực thực thi và bảo mật dữ liệu
    truyền trên mạng. Sự ra đời của IPv6 là một sự phát triển có tính kế thừa
    về mặt công nghệ từ IPv4.
    Hiện này giao thức TCP/IP với phiên bản IPv4 vẫn là giao thức cốt lõi
    đang được sử dụng trong mạng Internet cũng như trong hầu hết các hệ thống
    mạng máy tính của các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân.
    1.2. Kiến trúc phân tầng của bộ chồng giao thức TCP/IP
    TCP/IP là bộ chồng giao thức được thiết kế theo mô hình kiến trúc phân
    tầng, mỗi tầng gồm một số giao thức thực hiện những chức năng truyền thông
    và cung cấp các dịch vụ mạng khác nhau.
    Kiến trúc của mô hình chồng giao thức TCP/IP gồm có 4 tầng: Tầng ứng
    dụng (Application Layer ); Tầng vận chuyển (Transport Layer ); Tầng Internet
    (Internet Layer ); Tầng giao diện mạng (Network Interface Layer ).
    Các chức năng truyền thông của mỗi tầng trong mô hình TCP/IP tương
    ứng với một vài chức năng trong các tầng của mô hình tham chiếu OSI. 7
    ã Tầng giao diện mạng (Network Interface Layer)
    Tầng giao diện mạng thực hiện chức năng điều khiển việc gửi và nhận
    các gói tin trực tiếp các bit dữ liệu trên các giao diện mạng. Các giao thức của
    tầng này định nghĩa các phương thức truyền và nhận các bit dữ liệu, các
    phương pháp mã hóa dữ liệu trên đường truyền vật lý và các cơ chế kiểm tra và
    xử lý lỗi trên đường truyền.
    Các giao thức này được thiết kế sao cho việc nhận và gửi các gói tin
    không phụ thuộc vào các định dạng của gói tin, các phương thức truy cập
    đường truyền mạng và các chuẩn công nghệ mạng khác nhau. Do đó có thể sử
    dụng giao thức TCP/IP để kết nối các hệ thống mạng máy tính sử dụng các
    chuẩn công nghệ khác nhau, chẳng hạn như: chuẩn công nghệ mạng Ethernet,
    chuẩn công nghệ mạng 802.11 Wireless LAN, các chuẩn công nghệ kết nối
    mạng WAN
    Tầng giao diện mạng của TCP/IP thực hiện các chức năng tương ứng với
    Tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer) và Tầng vật lý (Physical Layer) trong
    mô hình tham chiếu OSI.
    ã Tầng Internet (Internet Layer)
    Tầng Internet trong mô hình chồng giao thức TCP/IP thực hiện các chức
    năng đóng gói dữ liệu, xác định địa chỉ mạng và định tuyến trong liên mạng
    máy tính.
    Tầng này thực hiện chức năng tương ứng với Tầng mạng (Network
    Layer) trong mô hình tham chiếu OSI.
    Các giao thức chính được sử dụng trong Tầng Internet gồm:
    - ARP - Address Resolution Protocol: giao thức phân giải địa chỉ
    Internet thành địa chỉ vật lý của Card mạng và ngược lại. Trong mạng
    TCP/IP, giao thức ARP được dùng để phân giải giữa địa chỉ IP và địa chỉ
    MAC.
    - IP - Internet Protocol: giao thức liên mạng máy tính, thực hiện các
    chức năng xác định địa chỉ cho các giao diện mạng, đóng gói dữ liệu và
    định tuyến liên mạng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...