Báo Cáo Các kiểu trò chơi trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cũng giống như nhiều tác phẩm văn học lớn khác, không phải ngay từ đầu "Đôn Kihôtê" đã được đánh giá đúng với vị trí của nó. Tác phẩm đã phải trải qua cuộc thử nghiệm khắc nghiệt của thần thời gian trong suốt 400 năm qua, ngay từ khi mới "lọt lòng mẹ". Nhưng có thể nói đến hôm nay cuộc thử nghiệm ấy đã bước vào hồi kết, giá trị của tác phẩm đã được khẳng định.
    "Đôn Kihôtê" là tác phẩm có vị trí đặc biệt trong nền văn học thế giới, nó thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người không riêng gì giới nghiên cứu phê bình văn học. Bởi lẽ, "cuốn tiểu thuyết này là một tấm gương thần phản chiếu những tâm hồn cao thượng và được nhiều người coi là kiệt tác hài hước nhất thế giới" (10,26) không phải tự nhiên mà "Đôn Kihôtê là tác phẩm mà trẻ con giở ra xem, thanh niên đọc, người lớn hiểu và các cụ già tán thưởng" (10 26). Điều đó thể hiện một sức thu hút rộng rãi, một nội dung sâu sắc, cùng một hình thức thể hiện độc đáo. Marthe Robert - nhà phân tâm học người Pháp, trong cuốn "Tiểu thuyết về những cội nguồn và cội nguồn tiểu thuyết" viết năm 1972 đã đánh giá "Đôn Kihôtê hiển nhiên là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên" (4,20). Genard de Cortanze còn đi xa hơn và khẳng định: Đôn Kihôtê là "một thử thách của tiểu thuyết hiện đại trước khi tiểu thuyết hiện đại ra đời" (4,20)
    Chính Cervantes viết nên kiệt tác "Đôn Kihôtê" để rồi đến lượt mình Đôn Kihôtê làm nên tên tuổi Cervantes. Chúng tôi rất ấn tượng về những thông tin trong bài nghiên cứu của một tác giả người Tây Ban Nha: Cervantes - "tác giả gần như là thiêng liêng của văn học Tây Ban Nha. Cervantes là tên của ngôn ngữ chúng tôi (ngôn ngữ của Cervantes), là tên của cơ quan có nhiệm vụ truyền bá tiếng Tây Ban Nha (viện Cervantes), tên của các giải thưởng giành cho những viên ngọc tiếng Tây Ban Nha (các giải thưởng Cervantes) và chắc chắn đó là tên của rất nhiều đường phố, quảng trường, trường học và các cơ quan rải trên khắp thế giới" (9,25). Tên tuổi của nhà văn Cervantes không chỉ dừng lại ở biên giới xứ sở đấu bò tót mà còn vươn ra toàn thế giới. Cervantes không chỉ là một tác giả tiêu biểu của văn học Phục hưng mà còn là một trong những tác gia lớn nhất của văn học thế giới - "với Cervantes đã hình thành một nền nghệ thuật châu Âu vĩ đại" (6,11). Và nhà tiểu thuyết, phê bình văn học Milan Kundera bằng những lập luận sắc sảo của mình đã chứng minh: "Người sáng lập Thời Hiện Đại không chỉ là Descartes mà còn là Cervantes" (6, 11).
    Như vậy "Đôn Kihôtê" của Cervantes có vị trí kết tinh và mở đường trong tiến trình văn học thế giới.


    MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU 1
    I. Lý do chọn đề tài 1
    1. Vị trí của nhà văn Cervantes và tác phẩm "Đôn Kihôtê - nhà quí tộc tài ba xứ Mantra" trong nền văn học thế giới. 1
    2. Niềm thích thú và say mê riêng của người nghiên cứu. 2
    3. Ý nghĩa. 2
    II. Lịch sử vấn đề và giới thuyết khái niệm 3
    1. Lịch sử vấn đề. 3
    2. Giới thuyết khái niệm 4
    2.1. Trò chơi 4
    2.2. Luật chơi 4
    2.3. Người tham gia trò chơi 4
    2.5. Không gian chơi 5
    2.6. Thời gian chơi 5
    3. Lễ hội Carnaval - cội nguồn của thủ pháp trò chơi trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê. 5
    III. Phạm vi nghiên cứu. 8
    IV. Phương pháp nghiên cứu. 9
    V. Bố cục báo cáo. 9
    PHẦN NỘI DUNG 10
    CHƯƠNG I: TRÒ CHƠI HIỆP SĨ 10
    I. Luật chơi 10
    1. Cơ sở của luật chơi 10
    2. Nội dung của luật chơi . 11
    II. Người tham gia trò chơi 11
    1. Tham gia trò chơi với ý thức "sống". 12
    1.1. Khái niệm "ý thức sống". 12
    1.2. Hành động "lập những chiến công hiển hách" của Đôn Kihôtê. 12
    1.3. Hành động "phụng sự tình nương" của hiệp sĩ Đôn Kihôtê. 16
    1.4. Đôn Kihôtê và giám mã Xantrô Panxa. 17


    2. Tham gia trò chơi với ý thức "chơi". 19
    2.1. Tập thể người tham gia rộng lớn. 20
    2.2. Hoạt động của những người tham gia với ý thức chơi 22
    III. Không gian - thời gian tổ chức trò chơi 25
    1. Không gian của trò chơi hiệp sĩ 25
    2. Thời gian của trò chơi hiệp sĩ 26
    CHƯƠNG II: CÁC TRÒ CHƠI LỒNG GHÉP. 31
    I. Trò chơi mục ca. 31
    1. Luật chơi 31
    1.1. Cơ sở của luật chơi 31
    1.2. Nội dung của luật chơi 32
    2. Người tham gia trò chơi 33
    2.1. Tập thể người tham gia đông đảo. 33
    2.2. Hoạt động của người tham gia trò chơi 35
    2.3. Ý thức của người tham gia trò chơi 36
    3. Không gian - thời gian tổ chức trò chơi 39
    3.1. Không gian của trò chơi mục ca. 39
    3.2. Thời gian của trò chơi mục ca. 40
    II. Trò chơi bợm nghịch. 40
    1. Luật chơi 40
    1.1. Cơ sở của luật chơi 40
    1.2. Nội dung của luật chơi 42
    2. Người tham gia trò chơi 42
    2.1. Tập thể người tham gia đông đảo - thế giới hoạt động phong phú. 42
    2.2. Ý thức của người tham gia trong trò chơi 44
    3. Không gian - thời gian tổ chức trò chơi 46
    3.1. Không gian của trò chơi bợm nghịch. 46
    3.2. Thời gian của trò chơi bợm nghịch. 47
    PHẦN KẾT LUẬN 49
    PHẦN PHỤ LỤC 48
    THƯ MỤC THAM KHẢO . 61
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...