Tiểu Luận các khỏan thuế MNCs phải đóng góp và biện pháp tối thiểu thuế

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    “Nộp thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân”.

    “Nộp thuế là góp phần xây dựng đất nước”.

    Đi dọc các tuyến đường trong thành phố, nếu chú ý, thỉnh thoảng chúng ta sẽ gặp những tấm biển với nội dung như vậy. Tuy nhiên, có người cho rằng: Thuế chính là sự “đóng góp cưỡng bức” của cá nhân, doanh nghiệp cho chính phủ. Dù thuế được sử dụng với mục đích nhằm trang trải cho lợi ích chung cũng như thực hiện các chức năng của mình, và sự đóng góp này dược dựa trên cơ sở pháp luật, mỗi người, mỗi doanh nghiệp đều phải chịu như nhau.

    Như vậy, tại sao lại gọi là cưỡng bức? Phải chăng “Đồng tiền đi liền khúc ruột”, như ông bà ta thường nói, nên người ta không muốn chia sẻ phần lợi ích mà mình có được. Cho dù phần lợi đó là nộp cho nhà nước và được hứa là sẽ phục vụ cho lợi ích chung, có nghĩa là họ cũng sẽ được hưởng phần lợi ích đó. Có thể vì không tin vào lời hứa của chính quyền cũng như không thỏa mãn về những lợi ích chung mà mình nhận được từ khoản đóng góp mà nhà nước gọi là thuế, mà các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức (cũng có thể vì một lý do nào khác) luôn muốn tối thiểu hóa “nghĩa vụ và trách nhiệm” của mình. Các MNCs cũng như thế, cũng luôn tìm cách để thuế phải nộp là thấp nhất.

    Vậy thì việc các công ty ra sức tạo dựng hình ảnh của mình với những hoạt động xã hội để làm gì? Trong khi tham gia hoạt động xã hội cũng như đóng thuế, đều là đóng góp vào lợi ích chung của xã hội, cũng là chia sẻ một phần lợi ích của mình cho xã hội. Vậy có điều gì khác biệt ở đây? Chúng tôi và bạn đều biết rằng đó là hai câu chuyện khác. Và trong khuôn khổ bài viết này nhóm chúng tôi xin đi vào tìm hiểu và làm rõ những loại thuế mà một MNCs phải chịu cũng như các biện pháp mà các MNCs áp dụng nhằm tối thiểu hóa phần “đóng góp cưỡng bức” của mình.

    Với thời gian và kiến thức có hạn, bài viết chắc chắn sẽ có những sai sót nhất định. Chính vì vậy mà nhóm rất mong sự góp ý của Cô và các bạn để bài viết hoàn thiện hơn và lấp đầy những lỗ hỏng do sai sót.

    Nhóm xin chân thành cảm ơn!



    1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA MNCs

    1.1. Sơ đồ hoạt động chung

    1.2. Quản trị rủi ro thuế - yếu tố quyết định công tác quản trị công ty

    1.2.1. Rủi ro thuế là gì?

    Rủi ro về thuế định nghĩa như sau: Bất cứ sự kiện, hành động hay không hành động nào về chiến lược thuế, hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính hay vấn đề tuân thủ luật pháp làm ảnh hưởng có hại đến tình hình thuế hay tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc dẫn đến bị phạt, phải nộp thêm thuế, ảnh hưởng đến uy tín, mất cơ hội kinh doanh hoặc có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.

    1.2.2. Thuế và uy tín doanh nghiệp

    Mục tiêu về thuế

    Thuế là khoản tiền mà Chính phủ thu từ xã hội nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý công và đầu tư vào các công trình hạ tầng cơ bản, phục vụ lợi ích chung. Nghĩa vụ nộp thuế là bắt buộc với các cá nhân, cũng như tổ chức khi xuất hiện một khoản thu nhập. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đây lại là một trong những nghĩa vụ bị vi phạm nhiều nhất, cả về quy mô lẫn hình thức. Các doanh nghiệp, tổ chức đều không muốn phải chi ra để đóng thuế, họ tìm mọi cách trốn tránh, nếu không thể tránh thì tìm cách nào để giảm thiểu số tiền thuế phải nộp. Các công ty đa quốc gia cũng có những hành động tương tự, họ tìm mọi thủ thuật để giảm thiểu khoản tiền này, tất nhiên, đó là hành vi không được trung thực, nhưng các công ty có những lý do để tiến hành chiến lược tối thiểu hóa thuế phải nộp:

    - Nếu không có phần thuế phải nộp, doanh nghiệp sẽ có thêm được lợi nhuận, nhiều cá nhân, cổ đông sẽ thêm thu nhập, đó là mong muốn của tất cả các thành viên trong công ty.

    - Với quy mô lớn, thậm chí rất lớn, các công ty đa quốc gia kinh doanh trên thị trường toàn cầu, doanh thu và lợi nhuận thu về được tính bằng con số hàng tỷ USD mỗi năm, do đó, chỉ cần một tỉ lệ phần trăm không cao thuế phải nộp, khi quy ra số tiền tuyệt đối sẽ là một con số không hề nhỏ. Vì thế, các doanh nghiệp luôn có động cơ tìm mọi cách giảm khoản này xuống càng thấp càng tốt.

    2. THUẾ vs MNCs

    2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

    2.1.1. Vì sao cần phải có thuế thu nhập doanh nghiệp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...