Luận Văn Các khía cạnh pháp lý về tập trung kinh tế - thực trạng và kiến nghị

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Các khía cạnh pháp lý về tập trung kinh tế - thực trạng và kiến nghị

    PHẦN MỞ ĐẦU . 1


    CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ .3


    1.1. Tập trung kinh tế và nhu cầu kiểm soát tập trung kinh tế 3


    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tập trung kinh tế 3


    1.1.1.1. Khái niệm về tập trung kinh tế .3


    1.1.1.2. Những đặc điểm mang tính bản chất của tập trung kinh tế 6


    1.1.2. Nguyên nhân và những tác động của tập trung kinh tế 8


    1.1.2.1. Nguyên nhân dẫn đến tập trung kinh tế 8


    1.1.2.2. Những tác động của tập trung kinh tế .10


    1.1.3. Các hình thức tập trung kinh tế .12


    1.1.3.1. Dựa vào mức độ liên kết .12


    1.1.3.2. Dựa vào vị trí của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong các cấp độ kinh doanh của ngành kinh tế - kỹ thuật 12


    1.1.3.3. Các hình thức tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh 14


    1.1.4. Nhu cầu kiểm soát tập trung kinh tế 15


    1.2. Mô hình kiểm soát tập trung kinh tế trên thế giới yà quá trình phát triển pháp luật về tập trung kinh tế tại Việt Nam .16


    1.2.1. Mô hình kiểm soát tập trung kinh tế trên thế giới .16


    1.2.1.1. Mô hình kiểm soát tập trung kinh tế ở Mỹ .17


    1.2.1.2. Mô hình kiểm soát tập trung kinh tế ở Châu Âu 18


    1.2.1.3. Mô hình kiểm soát tập trung kinh tế ở Đức 19


    1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về tập trung kinh tế tại Việt Nam 20


    1.2.2.1. Giai đoạn trước khi Luật Cạnh tranh được ban hành Error! Bookmark not


    defined.


    1.2.2.2. Giai đoạn sau khi ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004 Error! Bookmark not


    defined.


    CHƯƠNG 2. QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ .24


    2.1. Những quy định của pháp luật Việt Nam về tập trung kinh tế .24


    2.1.1. Những chế định pháp luật liên quan đen tập trung kinh tể trong Bộ luật Dân sự năm 2005 . 24


    2.1.2. Những quy định về tập trung kinh tế trong Luật Cạnh tranh năm 2004 25


    2.1.3. Những quy định về tập trung kinh tế trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 .29


    2.1.4. Những quy định liên quan đến tập trung kinh tế trong Luật Đầu tư năm 2005 32


    2.1.5. Những quy định về tập trung kinh tế trong Luật Chứng khoán năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010 Error! Bookmark not defined.


    2.1.6. Những quy định về tập trung kinh tế trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.


    2.1.7. Nhận xét về mối liên hệ giữa các Luật về tập trung kinh tế 42


    2.2. Kiểm soát tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh


    2.2.1. Các hình thức tập trung kinh tế bị cấm 44


    2.2.2. Các hình thức tập trung kinh tế cần kiểm soát và thủ tục thông báo tập trung kinh tế.


    2.2.2.1. Các hình thức tập trung kinh tế cần kiểm soát


    2.2.2.2. Thủ tục thông báo tập trung kinh tế 46

    2.2.3. Tập trung kinh tế được tự do thực hiện .49


    2.2.4. Tập trung kinh tế được miễn trừ và thủ tục miễn trừ .Error! Bookmark not defined.


    2.2.4.1. Các trường hợp tập trung kinh tế được miễn trừ .Error! Bookmark not defined.


    2.2.4.2. Thủ tục thực hiện các trường hợp miễn trừ Error! Bookmark not defined.


    2.2.5. Quy định về xử lý vi phạm quy định về tập trung kinh tế Error! Bookmark not


    defined.


    2.2.5.1. Chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm Error! Bookmark not defined.


    2.2.5.2. Cơ quan có thấm quyền xử lý vi phạm quy định về tập trung kinh tế Error!


    Bookmark not defined.


    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM - KIẾN NGHỊ


    3.1. Thực trạng về tập trung kinh tế tại Việt Nam.


    3.1.1. Các điều kiện khách quan tác động đến xu thế tập trung kinh tế Error! Bookmark not defined.


    3.1.2. Tình hình tập trung kinh tế trên thế giới và tại Việt Nam .61


    3.1.2.1. Một số giao dịchM&A điển hình.


    3.1.2.2. Một so vụ sáp nhập điển hình của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 3.1.2.3. Một số giao dịch thâu tóm cổ phiếu điển hình Error! Bookmark not defined.


    3.1.3. Nhận xét về tình hình tập trung kinh tế ở Việt Nam.


    3.1.4. Đánh giá chung về thực trạng kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam.


    3.1.5. Những vấn đề bất cập trong các quy phạm pháp luật điều chỉnh về tập trung kinh tế .


    3.2. Kiến nghị.


    3.2.1. Kiến nghị về chính sách và môi trường pháp lý 75


    3.2.2. Kiến nghị về thể chế kiểm soát tập trung kinh tế 77


    3.2.3. Kiến nghị đối với cộng đồng doanh nghiệp 78


    KẾT LUẬN .


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    PHỤ LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Sự vận hành và phát triển của vạn vật trong đời sống nhân loại là những quy tự nhiên. Sự xuất hiện của một hình thái kinh tế mới như là một xu hướng tất yếu trong sự vận hành đó. Trong quy luật này, hình thái kinh tế thị trường ra đời, nó được xem là sự phát triển vĩ đại trong lịch sử phát triển văn minh của nhân loại. Cho đến nay chúng ta chưa tìm ra được một hình thái kinh tế nào hiệu quả hơn kinh tế thị trường. Bởi lẽ nó luôn hàm chứa trong mình những thách thức đối với sự nhạy bén và sáng tạo của con người, thông qua môi trường cạnh tranh.


    Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, Việt Nam đang dần khẳng định minh là bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thế giới trước xu hướng toàn cầu hóa. Thị trường ngày càng phát triển thịnh vượng thì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Sự gia tăng các hoạt động tập trung kinh tế như một đòi hỏi khách quan. Để thực hiện tập trung kinh tế cần phải có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp khác nhau trên thị trường. Sau khi tập trung lại thì thị phần của doanh nghiệp cũng như số cơ cấu cạnh tranh cũng sẽ thay đổi. Có thể các nguồn lực thị trường sẽ được sử dụng tập trung và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hoạt động tập trung kinh tế cũng tiềm ẩn những yếu tố hình thành các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường. Nếu trường họp này xảy ra sẽ dẫn đến việc gây hạn chế cạnh tranh và nếu tồn tại doanh nghiệp có vị trí độc quyền thì chắc chắn sẽ đi đến thủ tiêu cạnh tranh. Rõ ràng việc tập trung kinh tế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với cạnh tranh và nền kinh tế thị trường.


    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, sự gia tăng của các tập đoàn đa quốc gia tại các nước đang phát triển và nhiều tiềm năng như Việt Nam là một xu thế tất yếu. Thêm vào đó là thực trạng của nền kinh tế với khoảng 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà áp lực mở cửa nền kinh tế buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh ngang bằng với các đối thủ quốc tế mạnh hơn về nhiều phương diện. Chính vì không ngang sức trên cùng một sân chơi như vậy mà các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều phương cách khác nhau để tiếp tục đứng vững. Đôi khi phương cách đó làm ảnh hưởng xấu tới môi trường cạnh tranh như gây hạn chế cạnh tranh hay cạnh tranh không lành mạnh. Vì thế mà cần có sự điều chỉnh của pháp luật và pháp luật cạnh tranh đã ra đời. Nhằm tạo ra điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh minh bạch, lành mạnh, công bằng, tuân thủ các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế. Đồng thời cũng phù họp với các thông lệ quốc tế theo nguyên tắc bảo vệ được cơ cấu cạnh tranh hiệu quả của thị trường vừa không xâm phạm đến quyền tự do kinh doanh. Chính vì sự cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, xây dựng nên cái nhìn tổng quát hơn về môi trường pháp lý cho hành vi tập trung kinh tế mà người viết đã chọn đề tài “Các khía cạnh pháp lý về tập trung kinh tế - thực trạng và kiến nghị” để làm luận văn tốt nghiệp.


    2. Phạm vi nghiên cứu


    Pháp luật cạnh tranh được hợp thành từ hai yếu tố: pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung vào vấn đề các khía cạnh pháp lý về tập trung kinh tế - một trong ba bộ phận cấu thành nên pháp luật chống hạn chế cạnh tranh. Trong phạm vi này, đề tài nhấn mạnh một số vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật về kiểm soát hành vi tập trung kinh tế và thực trạng vấn đề này tại Việt Nam.


    3. Mục đích nghiên cứu


    Nhằm hướng tới một cái nhìn tổng quát hơn về môi trường pháp lý xung quanh vấn đề tập trung kinh tế, người viết tập trung vào các hoạt động tập trung kinh tế cần được điều chỉnh bởi khuôn khổ pháp lý về cạnh tranh và có sự giám sát, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó làm rõ các vấn đề lý luận cũng như cơ sở pháp lý nhằm tạo nên một bức tranh tổng thể về tập trung kinh tế và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này tại Việt Nam.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như phân tích những quy định của luật viết, thống kê, phân tích và tổng hợp các số liệu về tập trung kinh tế. Để từ đó phân tích và tổng họp lại các vấn đề về lý luận, pháp lý cũng như thực trạng tập trung kinh tế tại Việt Nam.


    5. Kết cấu của Luận văn


    Nội dung của đề tài được người viết kết cấu thành ba chương như sau:

    - Chương 1. Khái quát chung về tập trung kinh tế.


    - Chương 2. Quy chế pháp lý về tập trung kinh tế.


    - Chương 3. Thực trạng tập trung kinh tể tại Việt Nam, kiến nghị.


    Luận văn được hoàn thành với cố gắng của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn Nguyễn Mai Hân. Xin gửi đến cô lời cám ơn chân thành và sâu sắc!






     

    Các file đính kèm:

Đang tải...