Chuyên Đề Các khái niệm tư nhân hóa – xã hội hoá và quan hệ đối tác công tư (ppp)

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÁC KHÁI NIỆM TƯ NHÂN HÓA – XÃ HỘI HOÁ VÀ
    QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP)

    [TABLE="width: 13, align: right"]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    1. Vai trò của chính quyền đô thị trong cung ứng dịch vụ công cộng đô thị
    Dịch vụ công cộng đô thị rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của mọi người dân và cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong đô thị, vì vậy chính quyền đô thị có nhiệm vụ phải bảo đảm cung ứng chúng đầy đủ và kịp thời với chất lượng tốt để đô thị vận hành được thông suốt và có hiệu quả. Vì lẽ đó, theo truyền thống thì từ xa xưa chính quyền đô thị đã tự mình tổ chức việc sản xuất và cung ứng miễn phí nhiều dịch vụ công cộng thiết yếu như hè đường, dịch vụ thoát nước, chiếu sáng đường phố ban đêm, cứu hỏa v.v và thu thuế để trang trải chi phí. Dần dần nhiều dịch vụ mới được phát triển như cấp điện, cấp nước máy, điện thoại, thu gom rác , các dịch vụ này có thu phí. Nói chung dịch vụ công cộng đô thị đều do các tổ chức sự nghiệp thuộc chính quyền đô thị cung ứng, trừ cấp điện và điện thoại thì do công ty quốc gia độc quyền, chỉ dịch vụ cấp nước đôi khi được nhượng quyền (concession) cho khu vực tư nhân thực hiện theo hợp đồng ký kết với chính quyền (Pháp).
    Sau Thế chiến II kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, kéo theo quá trình đô thị hóa nhanh, khiến nhu cầu dịch vụ công cộng đô thị tăng trưởng vượt khả năng đáp ứng của ngân sách. Để vượt qua thách thức này, chính phủ nhiều nước tìm cách thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua các hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT , cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thậm chí bán lại doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân. Nhưng vì đây là những dịch vụ công cộng thiết yếu cho đời sống và sản xuất trong đô thị, một số còn có tính độc quyền tự nhiên, nên chính quyền không thể phó mặc hoàn toàn việc cung ứng chúng cho khu vực tư nhân như đối với các sản phẩm hàng hóa khác mà phải giám sát việc cung ứng đó về số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả.
    Tuy đã tích lũy được một số kinh nghiệm thu hút khu vực tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ công cộng đô thị nhưng các nước vẫn đang gặp phải nhiều thách thức trong vấn đề này, đó là:
    (1). Giá cả dịch vụ vừa phải đảm bảo cho nhà kinh doanh đạt được lợi nhuận mong đợi, nhưng đồng thời cũng phải được sự đồng thuận của người tiêu dùng và phù hợp với khả năng chi trả của người nghèo.
    (2). Vì thời gian hoàn vốn dài nên việc huy động vốn trên thị trường tài chính không dễ dàng.
    (3). Khuôn khổ pháp lý phải rành mạch và có hiệu lực cao để giảm thiểu và quản lý rủi ro có hiệu quả, tạo được niềm tin lẫn nhau giữa chính quyền, bên cung ứng và người tiêu dùn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...