Báo Cáo Các hoạt động địa chất nội sinh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các hoạt động địa chất nội sinh

    Qua quá trình học tập và nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết về các quá trình hoạt động, các quá trình địa chất đã đang và vẫn tiếp tục diễn ra trên Trái Đất của chúng ta. Khoa Địa chất đã tiến hành chuyến đi thực địa này với mục đích tạo điều kiện cho sinh viên được tận mắt quan sát những quá trình, những hiện tượng địa chất trên thực địa để củng cố thêm về kiến thức ngoài thực địa cho sinh viên.
    Đoàn bao gồm các thầy, cô giáo hướng dẫn cùng toàn thể sinh viên khoa Địa chất khoá 44. Mục đích của chuyến đi thực địa này là:
    - Làm quen với việc khảo sát các hiện tượng địa chất xẩy ra trên thực tế, sử dụng thành thạo bản đồ địa chất, la bàn.
    - Củng cố những kiến thức đã được học thông qua việc khảo sát các hiện tượng địa chất xảy ra trên thực tế.
    Nhiệm vụ của đợt thực tập:
    - Làm quen với các loại đá và phân biệt các phân vị địa tầng.
    - Khảo sát các quá trình địa chất nội sinh: hoạt động uốn nếp, đứt gãy, biến chất, magma, nâng hạ hiện đại, các loại khoáng hoá nhiệt dịch.
    - Khảo sát các hoạt động ngoại sinh: phong hoá, các hoạt động địa chất của sông, biển.
    - Quan sát một số mỏ quặng, khoáng vật quặng.
    Chuyến thực tập này tiến hành theo lộ trình Đồ Sơn - Kiến An (Hải Phòng) từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 3 năm 2001. Từ 16-18/3/2001 khảo sát khu vực Ba Vì (Hà Tây). Kết quả thu được có thể chia thành 4 phần:
    + Phần 1: Cổ sinh và địa tầng
    + Phần 2: Các hoạt động địa chất nội sinh
    + Phần 3: Các hoạt động địa chất ngoại sinh
    + Phần 4: Các khoáng sản.

    Bao gồm đá vôi, cuội, sỏi, cát và các vật liệu làm gạch xây dựng.
    - Đá vôi: Thấy nhiều ở vùng Kiến An, là nguyên liệu chính để sản xuất xi măng và nung vôi phục vụ cho các công trình xây dựng. Đá vôi màu đen có cấu trúc rắn chắc dùng làm vật liệu xây dựng phục vụ cho ngành giao thông như làm đường, và cho ngành thuỷ lợi như xây đập ngăn, cầu, . Cuội và sỏi cũng là nguyên liệu cho ngành xây dựng.
    - Đá quaczit: Gặp ở Đồ Sơn – Kiến An có độ cứng lớn, là vật liệu tốt cho ngành xây dựng. Đá phiến sét, các sản phẩm phong hoá từ chúng là nguồn nguyên liệu để làm gạch như ở núi Ngọc Xuyên (bản Chè - Đồ Sơn) khu vực khai thác kéo dài tới 200m.
    Bắt gặp ở Ba Vì, thành phần quặng chủ yếu là quặng của nhóm sulfua, ngoài ra ở đây còn bắt gặp vàng sa khoáng (xóm Xoan – Ba Vì) và vàng tự sinh trong các mỏ quặng đồng.
    - Mỏ đồng Lũng Cua: Nằm trong các mạch thạch anh, phân bố theo lớp lấp đầy khe nứt trong đá phun trào, thân quặng dạng mạch, kích thước không ổn định. Thân quặng có thể quan sát được theo chiều dài khoảng 35m, chiều dày 2-3m, dốc đứng. Đá vây quanh quặng gồm: Phần dưới là bazan dạng cầu gối, hạnh nhân, phần trên là các dạng tuf; sidit, dacit, của hệ tầng Viên Nam. Biến đổi cảnh mạch chủ yếu là agilit hoá, thạch anh hoá, dolomit hoá, . Thành phần khoáng vật gồm: chancopirit,pyrit, bonit, glenit, sphalerit, azuarit, malachit hàm lượng đồng từ 1,1% đến 24,9% có thể chứa vàng tự sinh nhưng hàm lượng rất ít, mạch quặng này có nguồn gốc nhiệt dịch trung bình.
    - Mỏ pysit Minh Quang: Nằm trong đá trầm tích phun trào hệ tầng Viên Nam (T1vn), tụ khoáng thân quặng chính dài khoảng 1000m, dày 2-3m chứa pyrit đặc sít với hàm lượng lưu huỳnh tới 20,77%. Mỏ được khai thác lộ thiên ở lưng chừng núi và khai thác thủ công chủ yếu lấy lưu huỳnh phục vụ cho công nghiệp (ảnh 8). Ngoài ra còn bắt gặp các khoáng vật sulfua đồng, chì, kẽm đi kèm với hàm lượng rất ít, có thể chứa vàng (chưa được phân tích). Mỏ hình thành có nguồn gốc nhiệt dịch phun trào.
    Đợt thực tập vừa qua chúng em là những sinh viên đầu tiên được tiếp xúc với thực tế. Nhưng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy hướng dẫn, chúng em hiểu được rất nhiều điều về thiên nhiên, về các hiện tượng và quá trình địa chất mà chúng em được học trên lý thuyết. Từ những điều quan sát được nay chúng em hiểu nhiều thêm về rừng, biển và tài nguyên của đất nước, những danh lam thắng cảnh mà thiên nhiên đã ưu đãi cho nước ta. Bởi vậy chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo đã tận tình giúp đỡ, giảng giải cho chúng em trong đợt thực tập vừa qua; cảm ơn Khoa đã tạo điều kiện cho chúng em được tiếp cận với thiên nhiên, được thấy và hiểu nhiều hơn về đất nước ta.
    Bản kết quả này ngoài việc kết hợp những ghi chép trên thực tế, tài liệu và sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Do mới được làm quen với thực địa nên trong bản thu hoạch này còn có nhiều thiếu sót, vì vậy mong các thầy cô và các bạn bổ sung góp ý cho bản báo cáo này được hoàn chỉnh hơn.
     
Đang tải...