Luận Văn Các hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Sau 7 năm đi vào hoạt động, thi trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) đã đạt được những tăng trưởng đáng kể và ngày càng phát huy vai trò là “ đòn bầy” trong thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của nước ta. Tuy nhiên các hoạt động TTCK Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều biến động, trong đó có những giai đoạn phát triển vượt bậc đặc biệt là giai đoạn cuối năm 2006 khi nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới, lúc bấy giờ có thể coi đó là sự thăng hoa của TTCKVN và có những giai đoạn chỉ hoạt động cầm chừng, khối lượng và giá trị giao dịch thấp, thậm chí còn xuất hiện chiều hướng đi xuống. Tất cả những biến động đó đều được thể hiện rõ trong chỉ tiêu chỉ số giá chứng khoán VN INDEX, đây là chỉ tiêu chung nhất cho toàn bộ TTCKVN.
    Chỉ tiêu chỉ số giá chứng khoán (CSGCK) là 1 chỉ tiêu rất quan trọng đối với hoạt động của thị trường, đối với nhà đầu tư và đánh giá kinh tế bởi vì nó thể hiện tình hình hoạt động của TTCK. Chỉ tiêu này sử dụng phương pháp toán học để tính toán cụ thể hoạt động CK mỗi ngày so với mốc thời gian quy định ban đầu. Khi CSGCK tăng lên trong 1 giai đoạn nhất định, thì lúc đó TTCK và nền kinh tế đang hoạt động tốt, nhà đầu tư đang đầu tư đúng hướng và có hiệu quả, họ sẽ thích mua vào; ngược lại nhà đầu tư sẽ tăng lượng bán ra nhằm hạn chế sự thua lỗ. Cho nên, CSGCK đã lôi cuốn sự quan tâm của hầu hết các nhà đầu tư và có thể nói rằng không có TTCK lành mạnh nào mà không có thông tin về chỉ số này.Vì vậy CSGCK nói lên xu thế thị trường và tình hình kinh tế khi có 1 lượng CP ý nghĩa và tiêu biểu cho nền kinh tế để tính chỉ số.
    Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ chỉ số VN-Index có những cú “bổ nhào” trong thời gian qua là do TTCK VN chưa thật sự là “phong vũ biểu” cho nền kinh tế, giá trị ảo của tất cả các cổ phiếu đều cao, sự tăng giảm chủ yếu theo tâm lý “bầy đàn”.TS Vũ Đình Ánh (Viện Khoa học Tài Chính) dẫn con số thống kê từ TTGDCK TPHCM cho biết: Chỉ số lợi nhuận trên vốn (P/E) bình quân của các công ty niêm yết hiện đang là 38,18 lần. Trong đó thậm chí chỉ số P/E của những cổ phiếu. Trong khi đó, chỉ số này của các thị trường khác trên thế giới chỉ khoảng 10-17 lần. Chỉ số P/E quá cao là do nhà đầu tư quá kỳ vọng vào mức lợi nhuận của cổ phiếu hoặc cổ phiếu hiện đang bị đánh giá quá mức. Theo TS Ánh, giả sử các công ty niêm yết được định giá sai thì mức độ chênh lệch so với giá trị thực cũng chỉ khoảng 3 - 5 lần, hơn nữa, nếu tính đúng giá trị thực của doanh nghiệp thì tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chỉ bằng khoảng 1/3-1/5 con số mà các công ty niêm yết công bố. Do vậy, chỉ số giá chứng khoán hợp lý là trong khoảng 400-500 điểm, cao nhất cũng chỉ khoảng 600 điểm nếu tính cả kỳ vọng về kinh tế tăng trưởng. hiếu “hàng hiệu” (cổ phiếu Blue chip) hiện đều rất cao, từ 30-70 lần.Vào cuối tháng 2, 2007 ông Huong lee, đại diện quỹ tiền tệ quốc tế tại Hà nội nhận xét rằng: chính phủ Việt Nam lo ngại một cách rõ rệt rằng giá chứng khoán trên thị trường tiếp tục tăng và niều quan sát viên cho rằng giá cao hiện nay là giả tạo. Chỉ số của thị trường chứng khoán Việt Nam trong mấy năm nay lên xuống thất thường nhanh chóng. Trước tình hình đó thì chính Phủ Việt Nam đã hết sức lo ngại về tình trạng bùng nổ của thị trường chứng khoán và đã áp dụng một số biện pháp “ hạ nhiệt” tiếp tục duy trì mức đầu tư ngoại quốc tối đa là 49% của tổng số cổ phần của mỗi công ty. Trong khi đó ngân hang nhà nước chỉ cho phép các ngân hang được sử dụng tối đa 20% vố để mua chứng khoán. Đối với tư nhân muốn mua cố phiếu họ phải dùng đất, nhà, hoặc dụng cụ để bảo đảm món tiền nợ. Những biện pháp này làm giảm sức mua trên thị trường chứng khoán. Những quyết định này là dấu hiệu của một chính sách quản trị thị trường một cách vá víu, thiếu chặt chẽ,làm giảm sự tin cậy. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho tập đoàn tài chính Hoa Kỳ Merrill Lynch và một số nhà đầu tư khác phải rút ra khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam.
    CSGCK là 1 chỉ tiêu phức tạp và khó hiểu đối với những người muốn tiếp cận nó. Không phải 1 nhà đầu tư nào cũng hiểu hết ý nghĩa của chỉ tiêu này. Bởi vì TTCK luôn có những biến động bất thường mà ngay cả nhà đầu tư có kinh nghiệm cũng chưa thể lường hết vì vậy để hạn chế thấp nhất rủi ro cần có sự theo dõi sát sao chỉ số này trong ngày. Qua đó lập biểu đồ và phân tích CSGCK sẽ góp phần hướng dẫn tổng quát về cách biểu hiện của thị trường CP, giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn trực quan về hoạt động TTCK, thấy được diễn biến của TTCK trong thời gian qua, từ đó đưa ra nhận định trào lưu xu thế CSGCK để dự báo giá của thị trường trong tương lai và chọn thời gian giao dịch tối ưu.
    Bên cạnh đó việc phân tích chỉ số giá giúp nhận biết sự ảnh hưởng của chỉ số này đến những vấn đề phát sinh khi áp dụng chỉ số giá vào thực tế như việc tính toán như thế nào cho hợp lí tránh sự sai sót, hay là quá dựa vào sự biến động chỉ số này chưa chắc đã hiệu quả vì tâm lí của người dân giá cao đổ xô đi mua, giá vừa thấp đã ồ ạt bán đi tạo sự biến động bất lợi, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển chung của cả thị trường.
    Tại Việt Nam chỉ số giá là 1 khái niệm tuy không còn quá mới nhưng vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức, nhiều người còn quá mơ hồ về những khái niệm này và các nhà đầu tư vẫn chịu ảnh hưởng của xu thế trào lưu hơn là có sự nghiên cứu chuyên sâu về CSGCK. Để tăng thêm vốn hiểu biết về TTCK chúng tôi muốn thực hiện đề tài này để có những hiểu biết sâu sắc hơn về số lượng và chất lượng hoạt động của TTCK nước ta.
     
Đang tải...