Tiến Sĩ Các hình thức sở hữu và vai trò của chúng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
    NĂM 2013



    MỤC LỤC
    Trang

    MỞĐẦU 5
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    1.1. Lý luận về sở hữu và hình thức sở hữu 9
    1.2. Vai trò của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 21
    1.3. Những giải pháp cho vấn đề sở hữu 35
    Chương 2: SỞ HỮU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
    2.1. Sở hữu và hình thức sở hữu 40
    2.2. Sự vận động biến đổi của các hình thức sở hữu trong lịch sử 46
    2.3. Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về sở hữu và việc vận dụng quan điểm đó ở Việt Nam 50
    2.4. Mối liên hệ và sự phối hợp giữa các hình thức sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 69 Chương 3: VAI TRÒ CỦA CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
    3.1. Thực trạng vai trò của các hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay 81
    3.2. Những vấn đề đặt ra đối với vai trò của các hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay 109
    Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    4.1. Quan điểm 124
    4.2. Những giải pháp nhằm phát huy vai trò của các hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay 128
    KẾT LUẬN 144
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 148
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 149


    MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài

    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra khi sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước đã trải qua 25 năm và đạt được những thành tựu rất to lớn, có ý nghĩa lịch sử quan trọng. “Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước. Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân” [51, tr.92].
    Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong đó có đóng góp quan trọng của việc đổi mới nhận thức và áp dụng một cách sáng tạo vấn đề sở hữu của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn Việt Nam.
    Tuy nhiên, trong những năm gần đây sự biến động của nền kinh tế thế giới, nhất là sự khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, đã tác động không nhỏ đến Việt Nam; đã làm lộ ra những khó khăn, những bất cập trong cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý của chúng ta. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về vấn đề sở hữu chưa đồng bộ và thống nhất. Những bất cập trong quản lý, phân phối chưa được giải quyết tốt. Còn có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Các loại thị trường hình thành và phát triển còn chậm, vận hành chưa thông suốt. Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ sở hữu, tình trạng trốn lậu thuế, gian lận thương mại còn nhiều. Cải cách hành chính còn chậm. Tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa. Hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm.
    Một trong những nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trên là do vai trò của các hình thức sở hữu chưa được phát huy đầy đủ. Để tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất ở nước ta tiếp tục phát triển thì cần phải tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng muốn vậy thì chúng ta phải hiểu rõ vai trò của từng hình thức sở hữu, đồng thời phải giải quyết tốt vấn đề sở hữu. Chính vì lý do đó mà tôi chọn nghiên cứu đề tài “Các hình thức sở hữu và vai trò của chúng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    2.1. Mục đích: Trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các hình thức sở hữu, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận án giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây:
    - Làm rõ một số vấn đề lý luận về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    - Phân tích thực trạng của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; những vấn đề đặt ra đối với vai trò của các hình thức sở hữu đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...