Tài liệu Các hình thức phát triển của Hiến pháp - kinh nghiệm của Đức và Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các hình thức phát triển của Hiến pháp - kinh nghiệm của Đức và Việt Nam




    Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất và là nền tảng của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền dân chủ1. Vì vậy, Hiến pháp cần có sự ổn định lâu dài để bảo đảm cho sự ổn định của hệ thống pháp luật và góp phần bảo đảm, duy trì sự tin cậy của người dân vào Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.




    Đồng thời, Hiến pháp cũng cần có sự phát triển, vì Hiến pháp ra đời trong một bối cảnh lịch sử nhất định và chịu ảnh hưởng lớn của bối cảnh lịch sử lúc đó; thực tiễn kinh tế - xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp thường thay đổi trong tiến trình phát triển của lịch sử và nó không thể không ảnh hưởng đến nội dung của Hiến pháp (mỗi bản Hiến pháp là “Hiến pháp trong thời gian”)2. Nếu nội dung của Hiến pháp bị “hóa đá” thì Hiến pháp sớm hoặc muộn sẽ không thể thực hiện được các nhiệm vụ của mình3. Tương tự, Hiến pháp có thể sẽ đánh mất đi vai trò của mình, nếu Hiến pháp hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh thực tế đã thay đổi theo cách các quy phạm hiến pháp không còn là chuẩn mực cho các quan hệ kinh tế - xã hội mà các quan hệ kinh tế - xã hội trở thành chuẩn mực cho các quy phạm hiến pháp.




    Nhìn từ góc độ “Hiến pháp trong thời gian” thì Hiến pháp chỉ có thể thực hiện được các nhiệm vụ của mình ở nơi mà hiệu lực của Hiến pháp được bảo đảm cả trong trường hợp các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp đã có sự thay đổi, nghĩa là phải bảo đảm tính liên tục của những gì thuộc về bản sắc của Hiến pháp (Identität der Verfassung) cần được bảo tồn trong tiến trình phát triển của lịch sử. Ở đây, không được hiểu toàn bộ Hiến pháp cũng như từng điều khoản của Hiến pháp là các từ ngữ chết, những con số thống kê cứng nhắc. Tính liên tục của Hiến pháp trở thành vấn đề của sự thay đổi, phát triển. Sự phát triển của Hiến pháp trong khuôn khổ bảo đảm bản sắc của Hiến pháp diễn ra theo hai con đường:

    1) Sửa đổi Hiến pháp và 2) Giải thích, cụ thể hóa Hiến pháp (làm thay đổi nội


    dung của quy phạm hiến pháp mà không làm thay đổi lời văn của Hiến pháp).




    2. Phát triển Hiến pháp bằng con đường sửa đổi Hiến pháp




    Hình thức phát triển Hiến pháp bằng con đường sửa đổi Hiến pháp là hình thức được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Cộng hòa liên bang Đức (CHLB Đức) và Việt Nam4. Hình thức phát triển này thường có ưu điểm là tạo ra sự rõ ràng về mặt pháp lý, sự minh bạch cho các quy phạm Hiến pháp đã được sửa đổi, bổ sung nhưng có hạn chế là phải tuân thủ một quy trình sửa đổi Hiến pháp được quy định với các điều kiện chặt chẽ và cần nhiều thời gian cũng như các nguồn lực cần thiết.


    Việc sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam và CHLB Đức năm 1949 có những điểm tương đồng và những nét riêng phù hợp với truyền thống lịch sử và đặc thù riêng của mỗi nước. Trước hết, có một số điểm tương đồng cơ bản như:


    Một là, thực tiễn lập hiến ở Việt Nam và CHLB Đức cho thấy, không phải mỗi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đều cần phải có một quyết định của nhân dân là chủ thể có quyền lập hiến (pourvoir constituant – die verfassunggebende Gewalt).


    Hai là, nhân dân có thể quy định ngay trong Hiến pháp một cơ quan có thẩm quyền sửa đổi Hiến pháp. Cơ quan này đồng thời là Quốc hội lập pháp (Verfassungsgesetzgeber).


    Ba là, Hiến pháp CHLB Đức và Hiến pháp Việt Nam đều quy định việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành5 (đối với việc sửa đổi, bổ sung luật thì chỉ cần quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành).

    Bốn là, Hiến pháp CHLB Đức và Hiến pháp Việt Nam hiện hành đều không đòi hỏi văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi Hiến pháp sau khi đã được Quốc hội thông qua phải được đưa ra toàn dân phúc quyết6.


    Bên cạnh những điểm tương đồng thì CHLB Đức và Việt Nam cũng có một số


    nét riêng trong việc sửa đổi Hiến pháp, cụ thể:




    Thứ nhất, theo quy định tại câu 1, khoản 1, Điều 79 của Hiến pháp CHLB Đức thì Hiến pháp CHLB Đức (Đạo luật cơ bản) chỉ có thể bị sửa đổi bởi một đạo luật do Nghị viện liên bang ban hành và đạo luật này phải sửa đổi hoặc bổ sung quy định cụ thể của Hiến pháp CHLB Đức. Quy định này không cho phép Quốc hội ban hành một đạo luật sửa đổi Hiến pháp với hai phần ba tổng số đại biểu biểu quyết tán thành mà không làm thay đổi lời văn của Hiến pháp CHLB Đức. Đồng thời, cũng cần lưu ý là do VBQPPL sửa đổi Hiến pháp CHLB Đức là một đạo luật do Nghị viện liên bang ban hành, nên việc xây dựng, ban hành đạo luật này về cơ bản cũng phải tuân thủ các quy định chung về quy trình lập pháp của CHLB Đức.


    Trên thực tế, từ năm 1949 đến nay đã có trên 50 đạo luật sửa đổi Hiến pháp CHLB Đức7 được ban hành để Hiến pháp thích ứng với sự thay đổi của tình hình chính trị trong và ngoài nước cũng như các mục tiêu chính trị đề ra. Các đạo luật này không làm thay đổi nội dung cốt lõi của Hiến pháp CHLB Đức.




    Khác với Hiến pháp CHLB Đức, Hiến pháp Việt Nam không quy định về hình thức VBQPPL sửa đổi Hiến pháp và cũng không quy định bắt buộc VBQPPL sửa đổi Hiến pháp phải sửa đổi hoặc bổ sung quy định (điều khoản) cụ thể của Hiến pháp. Do Hiến pháp không quy định cụ thể về vấn đề này, nên có thể hiểu Quốc hội Việt Nam vừa là cơ quan lập hiến vừa là cơ quan lập pháp có toàn quyền quyết định về hình thức VBQPPL sửa đổi Hiến pháp, về việc lựa chọn cách thức sửa đổi Hiến pháp có làm thay đổi lời văn hoặc không làm thay đổi lời văn của Hiến pháp.

    Đồng thời, Quốc hội Việt Nam cũng có toàn quyền trong việc quyết định về quy


    trình, thủ tục sửa đổi Hiến pháp.




    Trên thực tế, Quốc hội Việt Nam thường ban hành VBQPPL dưới hình thức nghị quyết của Quốc hội để sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể của Hiến pháp. Trong những năm từ năm 1986 đến năm 1992, Quốc hội Việt Nam đã ban hành một số đạo luật8 nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng pháp luật phục vụ công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Các đạo luật này đã tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời và phát triển của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam và có những đóng góp nhất định cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập quốc tế; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ pháp lý, các đạo luật này với trên hai phần ba tổng số đại biểu biểu quyết tán thành đã có “những bước tiến vượt ra ngoài” khuôn khổ của
    Hiến pháp năm 19809.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...