Thạc Sĩ Các hình thức nô lệ hiện đại – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt

    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC HÌNH THỨC NÔ LỆ
    HIỆN ĐẠI . 5
    1.1. Chế độ nô lệ 5
    1.1.1. Nguồn gốc và lịch sử của chế độ nô lệ 5
    1.1.2. Khái niệm ”Nô lệ” 8
    1.2. Các hình thức Nô lệ hiện đại . 10
    1.2.1. Buôn bán người 10
    1.2.2. Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc . 14
    1.2.3. Lao động trẻ em và các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất . 22

    Chương 2: CÁC HÌNH THỨC NÔ LỆ HIỆN ĐẠI VÀ VIỆC BẢO ĐẢM
    QUYỀN CON NGƯỜI 30
    2.1. Những thách thức của chế độ nô lệ hiện đại đối với việc bảo đảm
    quyền con người . 30
    2.2. Các chủ thể chịu trách nhiệm ngăn chặn và xóa bỏ các hình thức
    nô lệ hiện đại . 33
    2.3. Các văn kiện quốc tế cơ bản ngăn cấm các hình thức nô lệ hiện đại 37
    2.3.1. Bộ luật nhân quyền quốc tế và một số công ước về xóa bỏ chế độ nô lệ 37
    2.3.2. Các văn kiện quốc tế về phòng chống mua bán người 40
    2.3.3. Các văn kiện phòng chống lao động cưỡng bức 44
    2.3.4. Các văn kiện phòng chống lao động trẻ em . 472.4. Các chương trình hành động nhằm xóa bỏ các hình thức nô lệ
    hiện đại 49
    2.4.1. Kế hoạch hành động toàn cầu chống nạn buôn bán người của Liên
    Hợp Quốc . 49
    2.4.2. Chương trình hành động đặc biệt chống Lao động cưỡng bức của
    ILO (SAP-FL) . 51

    Chương 3: NGĂN CHẶN VÀ XÓA BỎ CÁC HÌNH THỨC NÔ LỆ HIỆN
    ĐẠI Ở VIỆT NAM . 53
    3.1. Thực trạng các hình thức nô lệ hiện đại ở Việt Nam 53
    3.1.1. Các đối tượng có nguy cơ cao và phương thức, thủ đoạn của bọn tội phạm . 53
    3.1.2. Diễn biến của các hình thức nô lệ hiện đại 54
    3.1.3. Nguyên nhân 60
    3.2. Chính sách và pháp luật Việt Nam về đấu tranh phòng, chống các
    hình thức nô lệ hiện đại . 64
    3.2.1. Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai
    đoạn 2011 - 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1427/QĐ-TTg
    ngày 18/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ) . 68
    3.2.2. Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi năm 2009 . 69
    3.2.3. Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung 2012) và Luật Công đoàn (sửa đổi 2012) 72
    3.2.4. Luật phòng chống mua bán người 2011 . 73
    3.2.5. Luật bảo vệ giáo dục và chăm sóc trẻ em 2004 . 78
    3.3. Phương hướng ngăn chặn và xóa bỏ các hình thức nô lệ hiện đại ở
    Việt Nam 79
    3.3.1. Đẩy mạnh Tăng cường việc xây dựng và hoàn thiện khung chính sách
    và pháp luật sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật 79
    3.3.2. Tăng cường việc bảo vệ các nạn nhân của nạn buôn bán người . 81
    3.3.3. Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống lao động cưỡng bức . 83
    3.3.4. Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống lao động trẻ em 843.3.5. Tăng cường giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật về quyền
    con người 86
    3.3.6. Tăng cường năng lực thực thi pháp luật về phòng, chống các hình thức
    nô lệ hiện đại 87
    3.3.7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống các hình
    thức nô lệ hiện đại 88

    KẾT LUẬN 89
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    UNODC United Nations Office on Drugs and
    Crime
    Văn phòng Liên Hợp Quốc về
    ma túy và tội phạm
    ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốc tế
    UDHR Universal Declaration of Human
    Rights
    Tuyên ngôn quốc tế về nhân
    quyền
    ICCPR International Covenant on Civil and
    Political Rights
    Công ước quốc tế về các quyền
    Dân sự Chính trị
    ICESCR International Covenant on Economic,
    Social and Cultural Rights
    Công ước quốc tế về các quyền
    Kinh tế, Xã hội, Văn hóa
    UNIAP United Nation Inter-Agency Project
    on Human Trafficking in the Greater
    Mekong Sub-Region
    Dự án Liên minh các tổ chức
    Liên Hợp Quốc về phòng chống
    Buôn bán Người khu vực Tiểu
    vùng sông Mê Kông
    AAT Liên minh phòng chống mua
    bán người
    KSMSHGĐ Khảo sát mức sống hộ gia đình
    LPCMBN Luật Phòng chống Mua bán người

    1
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Về lý thuyết, chế độ nô lệ đã bị xoá bỏ cách đây 150 năm (kể từ khi
    Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln ban hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ
    năm 1862 – 1863), song tàn dư của nó vẫn tiếp tục tồn tại cho tới hôm nay.
    Theo Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Nassir Abdulaziz Al-Nasser phát
    biểu nhân Ngày quốc tế tưởng nhớ các nạn nhân của chế độ nô lệ và buôn bán
    nô lệ xuyên Đại Tây dương (27/3/2012) thì chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ
    vẫn còn tàn dư đến ngày nay và tiếp tục gây ra sự thù hận, phân biệt chủng
    tộc, định kiến, phá hoại các lục địa và các nước, gây bất bình đẳng kinh tế xã
    hội sâu sắc. [19]
    Nô lệ hiện đại đã biến tướng rất nhiều so với chế độ nô lệ hàng trăm
    năm trước đây, dưới các hình thức như phân biệt chủng tộc, buôn bán người,
    bóc lột tình dục, lao động cưỡng bức, hôn nhân cưỡng bức hay cưỡng bức trẻ
    em vào lính trong các cuộc xung đột vũ trang .đòi hỏi phải có những thay đổi
    trong cách tiếp cận và nhận thức.
    Để loại trừ được các hình thức nô lệ hiện đại, cần có một cuộc đấu
    tranh kiên trì và lâu dài thông qua luật pháp, giáo dục và hợp tác quốc tế
    nhằm tạo ra những thay đổi mạnh mẽ và cần thiết về nhận thức, thái độ, hành
    động cũng như tập quán của con người. Bên cạnh đó cũng cần phải trừng phạt
    nghiêm khắc tội phạm, đồng thời giúp đỡ các nạn nhân vô tội giành lại cuộc
    sống và phẩm giá, đảm bảo loại trừ vĩnh viễn mọi hình thức nô lệ.
    Các hình thức nô lệ hiện đại đã manh nha và đang có dấu hiệu gia tăng
    ở Việt Nam đặc biệt là tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em vì mục đích
    cưỡng ép lao động hoặc cưỡng ép tình dục. Tuy nhiên, hiện nay, nhận thức về
    lĩnh vực này vẫn còn rất mơ hồ và hạn chế, chưa được quan tâm, nghiên cứu
    đúng mức cả dưới góc độ pháp lý cũng như thực tiễn. 2
    Với những lí do trên, tác giả đã chọn đề tài “Các hình thức nô lệ hiện
    đại – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
    mình, với mục đích góp phần khắc phục những hạn chế trong nghiên cứu
    khoa học về bảo đảm cung cấp những kiến thức lý luận chung nhất về vấn đề
    nô lệ hiện đại cũng như thực tiễn đang diễn ra trên thế giới và một phần ở Việt
    Nam. Qua đó, tác giả mong muốn đóng góp công sức vào tiến trình xóa bỏ
    các hình thức nô lệ hiện đại để xây dựng một xã hội văn minh và nhân văn.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Trên thế giới đã có nhiều học giả nghiên cứu về vấn đề nô lệ hiện đại
    với các tác phẩm nổi tiếng như:
    - “Not for Sale: The Return of the Global Slave Trade - and How We
    Can Fight It” - David Batstone;
    - Modern Slavery: The Secret World of 27 Million People” - Kevin
    Bales, Zoe Trodd, Alex Kent Williamson;
    - A Crime So Monstrous: Face-to-Face with Modern-Day Slavery - E.
    Benjamin Skinner
    .
    Tại Việt Nam, “Các hình thức nô lệ hiện đại” nếu xét là một tổng thể
    thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Tuy nhiên nếu xét ở từng hình thức cụ
    thể thì đã có một số hội thảo, nghiên cứu khoa học, bài viết học thuật . đề cập
    tới như là vấn đề buôn bán người, lao động trẻ em .Ví dụ như:
    - Hội thảo "Phòng, chống buôn bán người: Viễn cảnh Quốc tế, ASEAN và
    Việt Nam" do Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 02/12/2011;
    - Các biện pháp phòng ngừa mua bán người nhìn từ góc độ giới - Tài
    liệu Hội thảo “Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về tư vấn pháp luật và trợ giúp
    pháp lý cho PN” – tác giả Trần Thị Mai Hương, Tổ tư vấn Trung ương Hội
    LHPN Việt Nam; 3
    .
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các
    hình thức nô lệ hiện đại trên thế giới và Việt Nam và đề xuất phương hướng,
    giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả tiến trình xóa bỏ các hình thức
    nô lệ hiện đại ở nước ta.
    3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích nói trên, tác giả đã đưa ra
    và giải quyết các nhiệm vụ sau:
    - Nghiên cứu, làm rõ lý luận về các hình thức nô lệ hiện đại tập trung
    vào các hình thức nổi cộm nhất đó là buôn bán người, lao động cưỡng bức,
    lao động trẻ em;
    - Tổng hợp, phân tích khuôn khổ pháp luật nhân quyền quốc tế về
    các hình thức nô lệ hiện đại và những thách thức của chế độ hiện đại với
    việc bảo đảm quyền con người;
    - Đánh giá thực trạng diễn biến của một số hình thức nô lệ hiện đại
    tại Việt Nam; trên cơ sở đó rút ra nguyên nhân của những bất cập trong
    việc xóa bỏ chúng.
    - Tổng hợp, phân tích quan điểm, chính sách, pháp luật liên quan đến
    một số hình thức nô lệ hiện đại ở Việt Nam;
    - Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp ngăn chặn và xóa bỏ các hình
    thức nô lệ hiện đại ở Việt Nam.
    4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    - Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
    chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê Nin, quan điểm, đánh giá của
    cộng đồng quốc tế; đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước ta liên
    quan đến việc xóa bỏ các hình thức nô lệ hiện đại
    - Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích – tổng hợp,
    so sánh, đánh giá để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan. 5. Những nét mới của luận văn
    - Phân tích, làm rõ nhận thức lý luận về các hình thức nô lệ hiện đại –
    vấn đề còn nhiều mới mẻ ở Việt Nam
    - Góp phần làm rõ thực trạng, tính tương thích của pháp luật Việt Nam
    và pháp luật quốc tế về các hình thức nô lệ hiện đại.
    - Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá, luận văn
    cũng đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm xóa bỏ các hình thức nô lệ
    hiện đại ở nước ta.
    6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
    Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần cung cấp những tri thức
    khoa học cơ bản mang tính lý luận về các hình thức nô lệ hiện đại; giúp người
    đọc nhận thức đầy đủ và toàn diện về khuôn khổ pháp lý quốc tế và Việt Nam
    trong lĩnh vực này.
    Luận văn cũng nêu lên những thực trạng của các hình thức nô lệ hiện
    đại trên thế giới và ở Việt Nam; từ đó nêu ra một số giải pháp cơ bản để ngăn
    chặn và xóa bỏ chúng.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
    kết cấu gồm 3 chương như sau:
    - Chương 1: Một số vấn đề chung về các hình thức nô lệ hiện đại
    - Chương 2. Các hình thức nô lệ hiện đại và việc bảo đảm quyền con người
    - Chương 3. Ngăn chặn và xóa bỏ các hình thức nô lệ hiện đại ở Việt Nam
     
Đang tải...