Tài liệu Các Hệ Thống Điều Tra Rừng Áp Dụng Ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Điều tra rừng cục bộ
    1.1. Mục đích chung của công tác điều tra rừng cục bộ
    Điều tra rừng cục bộ được áp dụng ở cấp xã, làng bản, dự án, khu bảo tồn thiên nhiên,
    vườn quốc gia, khu đầu nguồn nhằm (1) phục vụ mục tiêu nghiên cứu khoa học, hoặc thiết kế
    sản xuất kinh doanh rừng; (2) thiết lập hồ sơ quản lý rừng có ranh giới rõ ràng và ổn định trên
    thực địa; (3) cung cấp các căn cứ chủ yếu cho việc lập kế hoạch 10 năm, 5 năm và hàng năm
    tại địa phương và (4) phục vụ các dự án.
    1.2. Mức độ điều tra thiết kế
    Việc điều tra rừng cục bộ được tiến hành theo hai mức độ sau đây:
    Mức độ1: áp dụng cho những tiểu khu rừng chưa có điều kiện để tổ chức sản xuất kinh
    doanh trong thời kỳ đầu (5 hoặc 10 năm đầu). Đối với những tiểu khu này, chỉ điều tra khái
    quát để lập hồ sơ quản lý rừng
    Mức độ 2: áp dụng cho những tiểu khu có đủ điều kiện để tổ chức sản xuất trong thời
    kỳ đầu và những tiểu khu đang được quản lý bảo vệ chuyển sang thời kỳ sản xuất kinh doanh.
    Sau 10 năm hoặc 5 năm tuỳ theo yêu cầu cụ thể sẽ điều tra lại một lần.
    1.3. Bản đồ
    Trong công tác điều tra rừng cục bộ, người ta sử dụng bản đồ địa hình có tỷ lệ tối
    thiểu là 1/25.000. Những nơi chưa có các loại bản đồ 1/25.000, tạm thời sử dụng bản đồ địa
    hình tỷ lệ 1/50.000 nhưng phải tiến hành đo đạc bổ sung đầy đủ chi tiết địa hình, địa vật làm
    căn cứ cho việc phân chia hệ thống đường ranh giới tới phân khoảnh. Bản đồ ngoại nghiệp
    điều tra cục bộ cho từng khoảnh hoặc nhóm khoảnh có tỷ lệ 1/10.000 được phóng từ các bản
    đồ trên hoặc dùng bản đồ gốc tỷ lệ 1/10.000 sẵn có.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...