Tiểu Luận Các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU

    CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI LUẬT SƯ, TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

    1. Khái quát về luật sư và nghề luật sư tại Việt Nam 3

    1.1 Khái niệm luật sư và nghề luật sư 3

    1.2 Hoạt động luật sư trong thời gian qua 4

    2. Những quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư 6

    2.1 Những quy định liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư 6

    2.2 Những quy định liên quan đến xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư 7

    3. Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư 9

    3.1 Ý nghĩa những quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm 9

    3.2 Nguyên nhân của những vi phạm và một số ý kiến đề xuất 14

    KẾT LUẬN

    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    LỜI MỞ ĐẦU

    Trên thế giới, nghề luật sư được tổ chức theo nhiều hình thức và rất đa dạng. Sự đa dạng này xuất phát từ đặc thù lịch sử, văn hóa, cách suy nghĩ cũng như hệ thống pháp luật của mỗi nước. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về nghề luật sư nhưng đều có chung một điểm cho rằng, Luật sư là một nghề trong xã hội, là công cụ hữu hiệu góp phần đảm bảo công lý.

    Tại Việt Nam, nghề luật sư được phôi thai từ thập kỷ đầu của thế kỷ XX, song phải đến những năm sau Cách mạng tháng Tám thành công thì hoạt động luật sư chính thức được ghi nhận trong các văn bản pháp lý của nhà nước và cho đến những năm cuối của thập kỷ 80 hoạt động luật sư mới được định chế bài bản bằng Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987. Trải qua bao thời kỳ cách mạng, nền kinh tế - xã hội nước ta đã có những biến đổi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu về giúp đỡ pháp lý không còn thuần túy như trước, luật sư không phải chỉ có vai trò trong các quan hệ dân sự mà phải tham gia giúp đỡ pháp lý cho khách hàng trong các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế mở cửa ngày càng phức tạp. Đáp ứng yêu cầu mới, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 và Luật Luật sư năm 2006 lần lượt được ban hành, thể hiện quan điểm cải cách mạnh mẽ tổ chức và hoạt động luật sư ở nước ta và tạo cơ sở pháp lý cho quá trình hội nhập quốc tế của nghề luật sư ở Việt Nam.

    Luật sư là một nghề độc lập và tự chịu trách nhiệm trước khách hàng về hoạt động của mình. Nghề luật sư không chỉ đòi hỏi về chuyên môn cao mà còn đòi hỏi người hành nghề phải có tư cách đạo đức. Trong quá trình hoạt động, các luật sư và nhiều tổ chức hành nghề luật sư đã có ý thức chấp hành các quy định của Luật Luật sư và các quy định có liên quan khác của pháp luật. Tuy nhiên, việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác đối với mỗi cá nhân luật sư trong hành nghề và trong cuộc sống, thậm chí có luật sư vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

    Vì vậy, việc quy định các nguyên tắc hành nghề luật sư, quản lý hành nghề luật sư, quyền và nghĩa vụ của luật sư, các hành vi bị nghiêm cấm cũng như xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề là hết sức quan trọng. Điều này không những tăng cường trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư mà còn giúp các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư giữ được phẩm giá và uy tín nghề nghiệp của mình. Xuất phát từ lý do trên, tôi xin chọn đề tài: “Các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư” cho bài viết tiểu luận của mình. Qua đó, tìm hiểu về nghề luật sư cũng như phân tích các quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...