Chuyên Đề Các giải pháp xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực thái nguyên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của chuyên đề
    Rừng Quốc gia Tam Đảo được thành lập tháng 3/1996 với tổng diện tích khoảng 36.900 ha. Đây là một trong những rừng Quốc gia lớn nhất ở Việt Nam và là vùng tự nhiên cuối cùng ở sát Hà Nội chưa bị chuyển thành đất sử dụng cho nông nghiệp và du lịch. Rừng Quốc gia Tam Đảo cũng được biết đến với hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng cả về số lượng và chủng loại động thực vật trải khắp từ rừng nhiệt đới rậm rạp của vùng Đông Nam Á. Song việc khai thác tràn lan rừng quốc gia trong thời gian qua và công tác quản lý chưa hiệu quả đã làm xói mòn đa dạng sinh học và suy kiệt các nguồn lực rừng quốc gia, đặc biệt ở tầng thực vật thấp. Hầu hết các cây gỗ to, quý hiếm bị khai thác trái phép. Có khoảng 200.000 người dân sinh sống trong khu vực xung quanh Vườn Quốc gia Tam Đảo, mà phần lớn tạo từ hoạt động nông nghiệp trong khi vẫn sử dụng Vườn Quốc gia Tam Đảo như một nguồn cung cấp thực phẩm, chất đốt, cây thuốc, nước uống, nước tưới tiêu và nơi chăn thả gia súc, gia cầm. Trước tình hình đó, dự án 6 năm (2003 – 2009) về Quản lý vườn rừng Quốc gia và vùng đệm Tam Đảo (Tam Dao Management Project) đã được thiết lập giữa Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và ba tỉnh nằm trong vùng đệm bao gồm Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ và phát triển các sáng kiến phương kế sinh nhai khác nhau cũng như các hoạt động giáo dục và nâng cao ý thức trong cộng đồng, cùng với các mục tiêu giảm đói nghèo, quản lý và bảo vệ môi trường vườn Quốc gia Tam Đảo mang tính bền vững. Với mục đích đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các giải pháp xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo khu vực Thái Nguyên”.

    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục đích cụ thể của nghiên cứu này là nhằm đề xuất các giải pháp xóa đói giảm nghèo cho người dân khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo. Mục tiêu tổng quan của nghiên cứu là nhằm nâng cao đời sống của người dân trong khu vực, hướng tới sự phát triển bền vững trong khu vực rừng Quốc gia và các vùng đệm cũng như giải quyết các vấn đề chính về bảo tồn môi trường thiên nhiên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...