Luận Văn Các giải pháp vận dụng marketing điện tử (e-marketing) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Thế kỷ 21 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và cùng với nó

    là E-marketing. Mặc dù E-marketing mới chỉ được áp dụng phổ biến trên thế giới trong

    một vài thập kỷ gần đây, nhưng những ứng dụng của nó trong hoạt động thương mại quốc

    tế đã được ghi nhận đáng kể. Hiện nay, trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển, e-

    marketing đóng vai trò quan trọng trọng việc thúc đẩy và xúc tiến mua bán hàng hoá,

    không những trên thị trường “ảo”, mà ngay cả trên thị trường truyền thống. Tất cả các

    doanh nghiệp muốn thành công trên thị trường toàn cầu đều chú trọng đến E-marketing.

    Đơn giản bởi vì E-marketing là công cụ hiệu quả và nhanh chóng nhất giúp doanh nghiệp

    và sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận được với người tiêu dùng trên toàn thế giới.

    Tại Việt Nam, khái niệm E-Marketing còn khá mới mẻ đối với hầu hết các doanh

    nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vì vậy, việc nhận thức và việc ứng dụng

    E-Marketing trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới chỉ ở mức đơn giản, trong khi đó

    yêu cầu cấp bách của tiến trình hội nhập đòi hỏi Marketing điện tử cũng như thương mại

    điện tử phải được vận dụng sâu rộng hơn nữa trong hoạt động kinh doanh quốc tế của các

    doanh nghiệp.

    Vì thế, vấn đề cần thiết hiện nay đối với Việt Nam là cần đẩy mạnh hoạt động

    Marketing điện tử tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp nhanh

    chóng mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới và đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập

    khẩu

    Chính vì lý do đó, nhóm tác giả đã chọn đề tài “ Các giải pháp vận dụng marketing

    điện tử (e-marketing) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

    ” để nghiên

    cứu.

    2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

    Trên thế giới:

    E-marketing là nội dung nghiên cứu tương đối mới trên thế giới và đặc biệt tại một

    nước đang phát triển như Việt Nam. Về giáo trình lý thuyết e-marketing trên thế giới thì

    cũng chỉ có 1 vài cuốn của các tác giả như cuốn Internet Marketing của tác giả Ward Hanson,

    do nhà xuất bản South Western College Pub. phát hành năm 1999 và cuốn E-Marketing

    (Marketing điện tử) phiên bản quốc tế, của tập thể các tác giả Judy Strauss, Adel El- Ansary và

    Raymond Frost tái bản lần thứ 4 do nhà xuất bản Prentice Hall phát hành năm 2006

    Tài liệu lý thuyết về E- marketing đã ít như vậy, lại chủ yếu là giáo trình, chứ chưa

    có đề tài nào nghiên cứu về việc vận dụng e-marketing vào hoạt động của các doanh

    nghiệp.

    Tại Việt Nam

    Gần đây, cũng có một số tác giả đề cập tới E-marketing dưới dạng các bài báo trên

    các tạp chí chuyên ngành như

    PGS.TS Nguyễn Trung Vãn; Bàn về Marketing Internet; Tạp chí Kinh tế đối ngoại; Trư-

    ờng Đại học Ngoại thương; Số 2/2002

    Th.S Trần Bích Ngọc “Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử ở châu Âu và trên thế

    giới”; Tạp chí nghiên cứu châu Âu; Số 3 năm 2005.

    TS. Phạm Thu Hương, Lợi thế của việc sử dụng e-marketing trong hoạt động xúc tiến bán

    hàng, Tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới số 9 năm 2006

    Những nghiên cứu trên đây chỉ đề cập một cách đơn giản tới một vài vấn đề có liên

    quan đến đề tài chứ không phải trùng hợp với tên đề tài. Có thể thấy rằng, cho tới nay chưa

    có đề tài nào nghiên cứu và đề xuất các giải pháp vận dụng e-marketing cho các doanh

    nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Đây là đề tài đầu

    tiên nghiên cứu, khảo sát về nội dung này.

    3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    - Hệ thống những vấn đề lý luận về e-marketing, chỉ rõ những lợi thế của e-

    marketing so với marketing thông thường trong việc tiếp cận thị trường toàn cầu.

    - Đánh giá thực trạng việc nhận thức và vận dụng e-marketing của các doanh nghiệp xuất

    nhập khẩu Việt Nam

    - Đề xuất các giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam vận dụng e-

    marketing

    4. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Phạm vi nghiên cứu:

    Đề tài giới hạn việc nghiên cứu chủ yếu trong hoạt động e-marketing của Việt Nam

    chứ không đề cập tới các nước trên thế giới. Đề tài cũng chỉ giới hạn việc nghiên cứu và

    vận dụng e-marketing của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chứ không phải mọi loại hình

    doanh nghiệp tại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...