Luận Văn Các giải pháp và chính sách phát triển chợ,trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các giải pháp và chính sách phát triển chợ,trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
    GIỚI THIỆU CHUNG.
    1.1. Lý do chọn nghiên cứu dự án.
    - Vĩnh Phúc là một tỉnh mới tái lập từ năm 1997, dân số khoảng 950 ngàn người, thu nhập bỡnh quõn đầu người thấp nhất cả nước, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp GDP tỉnh đạt 100 tỷ đồng (năm 1997). Tuy nhiên sau một thời gian, dưới sự lónh đạo của tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một điểm sáng của cả nước về phát triển kinh tế xó hội nằm trong 10 tỉnh trong cả nước về thu hút đầu tư và là một trong 8 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc).
    - Với việc thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài đã đóng góp nhiều vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh phát triển. Chính vì vậy, yêu cầu thực tế và tầm nhìn chiến lược, định hướng phát triển của tỉnh được thông qua các đề án về quy hoạch, kế hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chiết tiết các ngành, lĩnh vực trong cơ cấu kinh tế. Đặc biệt là những nhu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội nói chung, cơ sở hạ tầng và xã hội hoá ngành thương mại nói riêng đã tạo ra nhiều diện mạo mới trong việc thu hút quản lý, đầu tư khai thác quản lý kinh doanh Chợ hiện nay.
    - Mặt khác, do tình hình quản lý quá yếu kém của các Chợ hiện nay không thật sự hiệu quả, có nhiều điểm nóng trong công tác quản lý, khai thác Chợ gây nên những tình trạng lơi lỏng quản lý dẫn đến hiện tượng cháy chợ làm thiệt hại tài sản của nhân dân.
    - Do các chính sách về quản lý và khai thác Chợ hiện nay không phù hợp với quy hoạch Ngành thương mại, quy hoạch mạng lưới Chợ trên địa bàn và vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ.
    Vì vậy cần phải có những nghiên cứu về chuyển đổi mô hình kinh doanh và quản lý chợ cho phù hợp với phát triển kinh tế của tỉnh và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài: “Giải pháp chuyển đổi mô hỡnh kinh doanh chợ trờn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” giúp giải quyết những vấn đề nêu trên.
    1. 2. Vấn đề nghiên cứu.
    Mô hình quản lý kinh doanh và khai thác chợ hợp lý trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là mô hình nào?
    1. 3. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
    Phải xác định được mô hình quản lý kinh doanh và khai thác chợ hợp lý trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó kiến nghị giải pháp chuyển đổi mô hình. Cụ thể phải làm những việc như sau:
    - Đánh giá những ưu nhược điểm về mô hỡnh quản lý kinh doanh Chợ truyền thống hiện tại ở Vĩnh Phỳc và đưa ra các quan điểm, định hướng phát triển mô hỡnh kinh doanh mới phự hợp hơn, hiệu quả hơn.
    - Định hướng phát triển và đổi mới mô hỡnh quản lý Chợ truyền thống trờn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xó hội, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi Việt Nam là thành viờn chớnh thức của WTO.
    - Kiến nghị một số mô hình tổ chức kinh doanh chợ và giải pháp chuyển đổi để phát triển các mô hình tổ chức kinh doanh chợ thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh của địa bàn thị trường.
    1. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    1.4.1. Đối tượng:
    - Các mô hình quản lý kinh doanh chợ tại Vĩnh Phúc.
    - Các giải pháp chuyển đổi mô hình kinh doanh Chợ.
    1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
    - Về thời gian: Đánh giá thực trạng các mô hình tổ chức kinh doanh chợ hiện đang có đến năm 2008 ở Vĩnh Phúc.
    - Về không gian: Nghiên cứu các mô hình tổ chức kinh doanh chợ điển hình ở Vĩnh Phúc.
    1.5. Phương pháp nghiên cứu và thu thập, xử lý dữ liệu.
    1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
    Sử dụng các nguồn dữ liệu:
    + Nguồn dữ liệu thứ cấp: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc; Báo cáo về quy hoạch phát triển ngành công thương; Quy hoạch mạng lưới Chợ và Trung tâm Thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, báo cáo về phân loại Chợ Vĩnh Phúc, Bộ Thương mại
    + Nguồn Dữ liệu sơ cấp: (Đi điều tra, khảo sát thực tế Chợ trên địa bàn tỉnh, sử dụng phương pháp chọn mẫu điều tra điển hình đối với các Ban quản lý Chợ ); xin ý kiến chuyên gia
    1.6. Hạn chế của việc nghiờn cứu: Dự án nghiên cứu chỉ tập tung trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc nên điều kiện và các giải pháp sẽ có nhiều hạn chế khi áp dụng đối với các tỉnh khác vỡ cú điều kiện kinh tế xó hội khụng giống với Vĩnh Phỳc khi ỏp dụng dự ỏn này.
    1.7. Kết luận: Từ việc nghiờn cứu về thực trạng mụ hỡnh quản lý Chợ truyền thống trờn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đưa ra được những giải pháp chuyển đổi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xó hội của tỉnh, phự hợp với xu thế xó hội hoỏ hoạt động đầu tư, quản lý hoạt động thương mại; từ đó góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế -xó hội của tỉnh.
    1.8. Nội dung đề tài: Đề tài nghiên cứu gồm 5 phần
    Giới thiệu Chung
    Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiờn cứu về mụ hỡnh kinh doanh chợ.
    Phần 2: Thực trạng phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
    Phần 3: Các giải pháp và chính sách phát triển chợ,trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO:
    - Trung tâm thông tin tư liệu Tỉnh Vĩnh Phúc.
    - Sở công thương Tỉnh Vĩnh Phúc.
    - Tư liệu, sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Vĩnh Phúc.
    - Tư liệu sở xây dựng Tỉnh Vĩnh Phúc
    - Niên giám thống kê Vĩnh Phúc
     
Đang tải...