Báo Cáo Các giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Các giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên TTCK VN


    MỤC LỤC

    ​I. PHẦN MỞ ĐẦU



    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:


    Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành từ tháng 7/2000, đánh dấu bằng việc khai trương Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của TTGDCK đã tạo ra một cơ chế linh hoạt trong thu hút và phân bổ các nguồn vốn trung, dài hạn đến nơi sử dụng có hiệu quả, góp phần cùng với hệ thống ngân hàng tạo nên một hệ thống cung ứng vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, việc đưa vào vận hành TTGDCK chỉ mới là giai đoạn thử nghiệm trước khi chúng ta xây dựng một Sở giao dịch chứng khoán hoàn chỉnh với quy mô hiện đại, vì vậy các thiết chế vận hành, quy mô và đối tượng tham gia vào thị trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của một thị trường vốn đầy đủ. Đặc biệt là sự tham gia của các trung gian tài chính vào thị trường chứng khoán còn nhiều hạn chế, đây là các định chế tài chính đã tồn tại và phát triển gần 50 năm và có quan hệ gần gũi và mật thiết với thể chế thị trường chứng khoán. Mặc dù trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại, tổ chức bảo hiểm và tổ chức kiểm toán đã trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào cơ chế vận hành của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự khởi đầu, hoạt động mang tính chất thăm dò, vì vậy trong quá trình triển khai các trubg gian này hoạt động không hiệu quả, chưa khẳng định được vị thế của mình. Nhiều tổ chức ngân hàng và tài chính vẫn đứng ngoài cuộc chơi của thị trường chứng khoán, bởi lẽ cơ chế vận hành và cách thức tham gia vào thị trường như thế nào để phát huy hiệu quả vẫn là những trở ngại ban đầu đối với các định chế này.

    Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài: “Các giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên TTCK Việt Nam” là đề tài nghiên cứu nhằm góp phần vào việc khẳng định vị thế của các trung gian tài chính trong cơ cấu thị trường chứng khoán và đánh giá vai trò, khả năng tham gia của các tổ chức ngân hàng-tài chính trong giai đoạn vừa qua, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức này vào thị trường chứng khoán Việt Nam.


    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:


    Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích:

    - Nghiên cứu một số mô hình các trung gian trên thị trường chứng khoán quốc tế

    - Đánh giá vai trò của các trung gian tài chính trong quá trình phát triển thị trường chứng khoán (giai đoạn ban đầu và phát triển sau này).

    - Các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia của các trung gian tài chính

    - Các hoạt động của trung gian tài chính trên TTCK

    - Đánh giá thực trạng của các trung gian tài chính Việt Nam và hiện trạng tham gia của các định chế này vào thị trường chứng khoán.

    - Các hình thức tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam của các định chế ngân hàng và tài chính.

    - Kiến nghị một số giải pháp tham gia.


    3.Đối tượng nghiên cứu


    Các hoạt động chính,các kết quả đạt được,sự tham gia của trung gian tài chính từ khi TTCK Việt nam ra đời và đi vào hoạt động


    4. Phạm vi của đề tài:


    Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nên phạm nghiên cứu chỉ đề cập đến một số trung gian tài chính hoạt động mang tính chất trung gian trên thị trường chứng khoán, trong đó khía cạnh nghiên cứu tập trung đi sâu vào các ngân hàng thương mại và một số trung gian tài chính khác tham gia dưới hình thức cung ứng các dịch vụ tài chính đối với thị trường (môi giới, tư vấn, định mức tín nhiệm, bảo lãnh phát hành, kế toán , kiểm toán .vv), chứ không nghiên cứu dưới góc độ tạo lập hàng hoá cho thị trường.


    5.Kết cấu của đề tài


    Tên đề tài “Các giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên TTCK Việt Nam”

    Ngoài phấn mở đầu ,phần kết luận,danh mục tài liệu tham khảo.Đề án gồm hai chương

    - Chương I: Sự tham gia của trung gian tài chính vào TTCK

    - ChươngII: Thực trạng và các giả pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính vào TTCK


    CHƯƠNGI: SỰ THAM GIA CỦA CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN(TTCK)


    1- KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH

    1.1. Khái niệm trung gian tài chính

    Trung gian tài chính là một doanh nghiệp mà tài sản chủ yếu của nó là các tài sản tài chính hay còn gọi là các hình thức trái quyền- như cổ phiếu, trái phiếu và khoản cho vay- thay vì tài sản thực như nhà cửa, công cụ và nguyên vật liệu . Trung gian tài chính cho khách hàng vay hoặc mua chứng khoán đầu tư trong thị trường tài chính . Ngoài ra các định chế này còn cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính khác, từ bảo hiểm và bán các hợp đồng lương hưu, cho đến giữ hộ tài sản có giá và cung cấp một cơ chế cho việc thanh toán, chuyển tiền và lưu trữ thông tin tài chính .

    1.2. Những trung gian tài chính chủ yếu

    Những trung gian tài chính chủ yếu xuất hiện trong nền kinh tế thị trường gồm có:

    Ngân hàng thương mại

    Hiệp hội tiết kiệm và các tổ chức tín dụng khác.

    Công ty tài chính

    Công ty chứng khoán

    Công ty tư vấn tài chính

    Công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư (tương hỗ, hưu trí, phát triển).

    Các tổ chức bảo hiểm

    Các tổ chức kiểm toán độc lập

    Các tổ chức định mức tín nhiệm.

    Mặc dù các tổ chức tài chính thực hiện cùng lúc một chức năng cơ bản giống nhau- chấp nhận chứng khoán sơ cấp từ chủ thể vay và phát hành chứng khoán thứ cấp cho chủ thể cho vay, nhưng giữa chúng vẫn có sự khác nhau. Một số có thể mang tên là các tổ chức trung gian tiền gửi, bởi vì phần lớn những tài sản tài chính của họ (các nguồn quỹ có thể cho vay) được tạo thành từ tiền gửi của các doanh nghiệp, hộ gia đình và các tổ chức khác. Nhóm này bao gồm các ngân hàng thương mại, hiệp hội tiết kiệm và các tổ chức tín dụng khác.

    Các tổ chức trung gian quan trọng khác, mệnh danh là các tổ chức trung gian hợp đồng, ký hợp đồng với khách hàng của họ để khuyến khích tiết kiệm và/hoặc bảo vệ tài chính cho trường hợp mất mát tài sản và nhân mạng. Trong số những tổ chức trung gian hợp đồng được biết đến nhiều nhất là các công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn, các quỹ lương hưu tư nhân và dân chúng.

    Một nhóm tổ chức trung gian thứ 3 thường được gọi là các tổ chức trung gian thứ cấp bởi vì họ lệ thuộc rất nhiều vào những định chế tài chính khác (như ngân hàng thương mại) về những quỹ có thể cho vay. Tiêu biểu là các công ty tài chính và quỹ đầu tư địa ốc.

    Một nhóm tổ chức trung gian tài chính khác được mệnh danh các tổ chức trung gian đầu tư, bởi vì họ cung cấp cho dân chúng những chứng khoán có thể giữ lại vô hạn định, như là một khoảnđầu tư dài hạn hoặc bán đi nhanh chóng khi khách hàng thu hồi quỹ. Những tổ chức trung gian đầu tư gồm có quỹ chứng khoán tương hỗ. Nói chung người ta thừa nhận rằng các chu chuyển tiền nhập và xuất của những tổ chức trung gian chứng khoán và hợp đồng có thể dự đoán dễ dàng hơn là các quỹ phải thông qua những loại tổ chức trung gian tiền gửi. Điều này cho phép các tổ chức trung gian chứng khoán và hợp đồng giảm thiểu những khoản đầu tư lưu hoạt ngắn hạn và vươn tới những tài sản đầu tư dài hạn có mức sinh lợi cao hơn.

    1.3. Vai trò của các trung gian tài chính trênTTCK

    Các trung gian tài chính là một phần của hệ thống tài chính . Hệ thống tài chính bao gồm một mạng lưới các thị trường tài chính , tiền tệ, các định chế, các doanh nghiệp , công chúng và nhà nước tham gia trong hệ thống đó và điều tiết hoạt động của nó.

    Cầu nối tài chính giữa người cho vay và người sử dụng vốn.

    Chức năng nền tảng của các trung gian tài chính là chuyển những khoản tiền từ những người cho vay đến những người đi vay. Những tổ chức, cá nhân có các khoản thu nhập dư thừa có thể cho các cá nhân, tổ chức khác trong hệ thống tài chính vay. Các cá nhân, tổ chức và chính phủ thiếu hụt vốn cho các khoản chi phí và đầu tư phát triển có thể vay, huy động vốn thông qua hệ thống tài chính . Hệ thống tài chính và các trung gian tài chính là con kênh chuyển các khoản vốn các cá nhân, tổ chức dư thừa vốn sang các cá nhân tổ chức thiếu vốn. Trong các nền kinh tế định hướng thị trường ngày nay thì hầu hết tiền tiết kiệm của các cá nhân lưu chuyển thông qua hệ thống tài chính đến người sử dụng vốn chính là các doanh nghiệp và chính phủ. Thông qua các trung gian tài chính, người cho vay và người sử dụng vốn đều được thoả mãn các yêu cầu về tài chính bên canh đó người cho vay được đảm bảo an toàn đối với khoản tiền của họ và người đi vay có thể nhận được khoản tiền họ cần một cách nhanh chóng cho các nhu cầu sử dụng vốn của họ. Người cho vay muốn thông qua các trung gian tài chính vì họ giảm thiểu đối với các rủi ro không được thanh toán, tính thanh khoản cao, nhà đầu tư có số tiền dư thừa nhỏ cũng co thể tham gia và sự thuận tiện được cung cấp dịch vụ bởi một trung giantài chính tại địa phương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...