Luận Văn Các giải pháp thu hút và phát triển thị trường khách du lịch Pháp đến Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI:l Các giải pháp thu hút và phát triển thị trường khách du lịch Pháp đến Việt Nam

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. TƯnh cấp thiết của đề tài.
    Từ xa xưa, du lịch đă được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch ngày càng phát triển và đang trở thành một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu của con người trong cuộc sống hiện đại. Kinh tế càng phát triển, cuộc sống của con người càng được cải thiện và nâng cao, du lịch cũng từ đó mà phát triển không ngừng. Không chỉ trở thành nhu cầu thiết yếu của con người, du lịch c̣n là ngành công nghiệp ṃi nhọn quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Chính v́ thế, du lịch được gọi là ngành công nghiệp không khói.
    Du lịch Việt Nam với tài nguyên phong phú, đa dạng và những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà Nước tạo điều kiện cho du lịch phát triển, đă gặt hái được những thành tựu to lớn, đem lại thu nhập đáng kể cho đất nước.
    Trong những năm gần đây, Việt Nam trở thành một điểm đến lư tưởng và an toàn cho du khách khắp nơi trên thế giới. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng lên nhanh chóng với tốc độ trung b́nh hàng năm là 21,9%. Trong đó thị trường khách Pháp cùng với khách Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Anh là những thị trường khách quốc tế cơ bản của Việt Nam.
    Pháp là một trong những nước có nền kinh tế ổn định và phát triển trên thế giới. Thu nhập b́nh quân đầu người là 29.203 USD/năm (năm 2005). Người Pháp có 50 ngày nghỉ/ năm, 27% dân số Pháp dành tới 20% tổng số ngày nghỉ của họ cho đi du lịch ở nước ngoài. Khách Pháp được đánh giá là một trong những thị trường khách cao cấp đến Việt Nam với khả năng chi trả khá cao.
    Trong giai đoạn 2004-2009, khách Pháp trung b́nh chiếm 4-7% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 15,7%, dẫn đầu các nước Châu Âu về lượng khách đến Việt Nam. Ngoài lợi thế có đường bay thẳng từ Paris đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chính trị ở Việt Nam ổn định, thiên nhiên hoang sơ, người dân Pháp c̣n có cảm t́nh đặc biệt với Việt Nam.
    Qua đó có thể thấy rằng khách du lịch Pháp thực sự là thị trường khách tiềm năng đối với du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Nếu biết khai thác một cách có hiệu quả thị trường khách này sẽ đem lại cho Việt Nam không chỉ nguồn thu từ du lịch mà cả sự quảng bá rộng răi tới các nước Châu Âu và trên thế giới. Đó chính là lư do em chọn đề tài này.
    3. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài
    * Mục đích
    Với những kiến thức lĩnh hội được trên ghế nhà trường và những số liệu thu thập được về thị trường khách du lịch Pháp _ mét thị trường khách tiềm năng với du lịch Việt Nam cùng với niềm đam mê về du lịch, đất nước con người Việt Nam và nước Pháp, em đă chọn dề tài “ Thị trường khách du lịch Pháp – thực trạng và tiềm năng với du lịch Việt Nam”. Từ đó, phân tích thực trạng thu hót khách du lịch Pháp của Việt Nam hiện nay và đề ra những giải pháp khai thác và phát triển có hiệu quả thị trường khách này.
    * Giới hạn
    Thị trường khách du lịch Pháp có mặt ở Việt Nam đẫ từ rất lâu và có xu hướng tăng lên từ năm 1999. Tuy nhiên trong thời gian có hạn và với kinh nghiệm c̣n Ưt, em xin được thực hiện khoá luận này trong giới hạn nhất định :
    [​IMG] Về nội dung : Nghiên cứu thực trạng khách du lịch Pháp đến Việt Nam và thực trạng thu hót khách Pháp tại Việt Nam
    [​IMG] Về không gian : toàn bộ lănh thổ Việt Nam
    [​IMG] Về thời gian : giai đoạn 2004-2009
    * Nhiệm vụ
    Qua quá tŕnh t́m hiểu phân tích thị trường khách du lịch Pháp, nhiệm vụ đặt ra là nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng khách du lịch Pháp đến Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp để thu hót, khai thác có hiệu quả và phát triển thị trường khách tiềm năng này với du lịch Việt Nam, cụ thể gồm các nhiệm vụ sau:
    Ø Nghiên cứu cơ sở lư luận về du lịch và thị trường du lịch làm nền tảng cho những nội dung tiếp theo.
    Ø Phân tích, đánh giá những đặc điểm nhu cầu sở thích của thị trường Pháp.
    Ø Đánh giá thực trạng thị trường khách du lịch Pháp đến Việt Nam giai đoạn 2004-2009.
    Ø Xây dùng một số sản phẩm du lịch phù hợp cho thị trường Pháp.
    Ø Đề xuất các giải pháp thu hót thị trường Pháp đến Việt Nam.
    3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    * Đối tượng
    Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường khách du lịch Pháp ở Việt Nam.
    * Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thu thập và xử lư thông tin : Đây là phương pháp cơ bản nhất để thực hiện bất cứ công tŕnh nghiên cứu khoa học nào. Thu thập các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu, chọn lọc, sắp xếp và xử lư thông tin tốt nhất, đáng tin cậy nhất. Các tài liệu có thể là các công tŕnh nghiên cứu trước đó, các bài viết, phóng sự, các báo cáo kinh doanh, báo cáo tổng kết .
    - Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp : được sử dụng có hiệu quả trong việc nghiên cứu những đối tượng có mối quan hệ đa chiều và biến động trong không gian và thời gian như thị trường khách du lịch.
    - Phương pháp điều tra xă hội học : Đây là phương pháp nghiên cứu khách quan, có thể biết được nhu cầu, sở thích, khả năng chi trả của khách du lịch thông qua bảng hỏi (trả lời các câu hỏi).
    - Phương pháp sử dụng biểu đồ, đồ thị : nhằm so sánh, chỉ ra mức độ khác nhau giữa các số liệu, chứng minh các số liệu thông kê.
    - Phương pháp tính toán và thống kê du lịch : nhằm tính toán, mức độ tăng trưởng, tỷ lệ % của khách du lịch qua các năm.
    - Phương pháp so sánh : so sánh các số liệu thống kê hàng năm nhằm đưa ra nhận xét và giải pháp.
    4. Kết cấu của khoá luận
    A. Phần mở đầu
    B. Phần nội dung
    Chương 1: Cơ sở lư luận về du lịch, khách du lịch và thị trường du lịch.
    Chương 2: Thực trạng và tiềm năng của thị trường khách du lịch Pháp với du lịch Việt Nam.
    Chương 3: Các giải pháp thu hót và phát triển thị trường khách du lịch Pháp đến Việt Nam
    C. Kết luận, khuyến nghị
    D. Tài liệu tham khảo
    E. Phụ lục








    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LƯ LUẬN VỀ DU LỊCH
    VÀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH

    1.1. Lư thuyết chung về du lịch và thị trường du lịch
    1.1.1. Khái niệm du lịch
    Thời cổ đại, con người đă có quá tŕnh giao lưu kinh tế và văn hoá. Nhu cầu t́m hiểu tham quan, nghỉ dưỡng đă xuất hiện trước hết ở giai cấp quư téc, chủ nô rồi tới các thương gia .Người ta tiến hành những chuyến vượt biển, hành hương đến các đền chùa, lăng tẩm. Trong những chuyến đi Êy, người ta kết hợp các mục đích trong đó có mục đích du lịch, dù khái niệm “ du lịch” lúc này c̣n chưa ra đời. Theo thời gian, khi con người ngày càng tiến bộ và nhận thức về du lịch đă xuất hiện, có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch.
    Theo tổ chức Du Lịch Thế Giới WTO, du lịch được định nghĩa gồm các loại h́nh sau :
    + Du lịch quốc tế (International tourism) gồm :
    - Du lịch vào trong nước (Inbound tourism) :bao gồm những người từ nước ngoài đến du lịch ở một quốc gia
    - Du lịch ra nước ngoài (Outbound tourism) : bao gồm những người trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài
    + Du lịch của người trong nước (Internal tourism) : bao gồm những người sống trong một quốc gia đi du lịch trong nước
    + Du lịch nội địa (Domestic tourism) : bao gồm du lịch vào trong nước và du lịch của người trong nước
    + Du lịch quốc gia (National tourism) : bao gồm du lịch của những người trong nước và du lịch ra nước ngoài
    [2, 8]
    Theo nhà nghiên cứu du lịch Mc.Intosh (Mỹ), du lịch được định nghĩa gồm 4 thành phần sau :
    - Du khách
    - Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho khách
    - Chính quyền tại điểm du lịch
    - Dân cư địa phương
    Từ các thành phần trên, du lịch được định nghĩa là Tổng số các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa du khách, các nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng địa phương trong việc thu hót và tiếp đón khách
    [2, 8]
    Luật Việt Nam quy định :” Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của ḿnh nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, t́m hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
    [Điểm 1, Điều 4 – chương 1- Luật Du lịch]
    1.1.2. Khái niệm khách du lịch
    Theo Luật Du lịch Việt Nam "khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoăc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến". Khách du lịch bao gồm :
    + Khách du lịch quốc tế : là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Khách du lịch quốc tế bao gồm khách du lịch vào Việt Nam (khách inbound) và khách du lịch ra nước ngoài (khách outbound).
    + Khách du lịch nội địa :là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lănh thổ Việt Nam
    [2, 10]


    1.1.3. Thị trường du lịch
    1.1.3.1. Khái niệm thị trường du lịch
    Khái niệm thị trường gắn liền với quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá, tồn tại trong điều kiện sản xuất hàng hoá.
    Thị trường du lịch được hiểu là “ bộ phận cùa thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hoá và dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch”.
    [2, 54]
    1.1.3.2. Đăc điểm thị trường du lịch
    Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường hàng hoá nói chung nên nó có đầy đủ đặc điểm như thị trường ở các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, do đặc thù của du lịch, thị trường du lịch có những đặc trưng riêng. Những đặc trưng riêng này làm cho thị trường du lịch có tính độc lập tương đối so với thị trường hàng hóa. Thị trường du lịch có những đặc điểm cơ bản sau :
    - Thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hoá nói chung. Nó h́nh thành khi du lịch trở thành hiện tượng kinh tế xă hội phổ biến.
    - Trên thị trường du lịch, cung – cầu chủ yếu về dịch vụ. Hàng hoá vật chất cũng được mua bán trên thị trường du lịch nhưng chiếm tỷ lệ Ưt hơn.
     
Đang tải...