Luận Văn Các giải pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty c

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp
    hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm năm 2020 sẽ trở thành một nước công
    nghiệp phát triển . Để đạt được mục tiêu đó, cần có nỗ lực của Đảng, toàn dân, các cấp, các
    ngành, các thành phần kinh tế.
    Một nhân tố quan trọng, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế là phải có một cơ sở
    hạ tầng tiên tiến hiện đại.
    Ngành xây dựng cơ bản là một trong những ngành kinh tế lớn (Ngành cấp I) của
    nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò chủ chốt ở khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo nên cơ
    sở vật chất - kỹ thuật và tài sản cố định cho mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước và xã hội
    dưới mọi hình thức (xây dựng, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá) tạo ra động lực phát triển
    nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
    Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
    nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước nền kinh tế nước ta đã có những chuyển
    biến, tăng trưởng cao, kích thích phát huy nội lực của nền kinh tế. Đối với các doanh
    nghiệp để tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh gay gắt
    khốc liệt cần phải quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh,làm ăn có lãi, không ngừng
    nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
    Để đạt được điều đó, điều đầu tiên,quan trọng nhất là phải quản lý tốt chi phí sản
    xuất kinh doanh,hạ giá thành sản phẩm . Doanh nghiệp cần đề ra phương hướng, biện pháp
    quản lý riêng, phù hợp với ngành nghề, đặc điểm kinh doanh, điều kiện của doanh nghiệp
    mình
    Qua quá trình học tập nghiên cứu tại Học Viện Tài Chính Hà Nội và thời gian thực
    tập tai công ty cổ phần Sông Đà 909, có một vấn đề rất tâm đắc và chọn làm đề tài chuyên
    đề của mình là: Các giải pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá
    thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 909
    Chuyên đề được trình bày theo 3 phần :
    Phần I : Những vấn đề cơ bản về quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành
    sản phẩm ở doanh nghiệp xây lắp trong nền kinh tế thị trường




    Phần II : Tình hình thực tế quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản
    phẩm ở công ty cổ phần sông đà 909
    Phần III : Một số biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản
    xuất kinh doanh và hạ gía thành sản phẩm của công ty cổ phần Sông Đà 909
    CHƯƠNG I
    Những vấn đề cơ bản về quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm
    trong doanh nghiệp xây lăp trong nền kinh tế thị trường
    I - Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
    1 . Doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
    Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
    sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
    nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh (luật doanh nghiệp 1999).
    Các loại hình doanh nghiệp chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân rất đa dạng và phong
    phú . Hiện nay,có nhiều cách phân loại doanh nghiệp khác nhau. Nếu dựa vào tính chất sở
    hữu người ta chia doanh nghiệp thành :
     Doanh nghiệp nhà nước
     Doanh nghiệp tập thể ( bao gồm hợp tác xã, liên hiệp các hợp tác xã và tổ hợp tác )
     Công ty (bao gồm : công ty hợp danh, công ty góp vốn đơn giản,công ty TNHH
    một thành viên, công ty trách nhiệm từ 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần)
     Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
     Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị xã hội
    2. Những đặc điểm về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thi
    trường
    Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần
    kinh tế và mở rộng hợp tác quốc tế, môi trường kinh doanh đặc biệt là môi trường kinh
    doanh của các doanh nghiệp nhà nước có sự thay đổi cơ bản sau :
    * Các doanh nghiệp đều có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh tự chịu trách
    nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình mà không có sự phân biệt về thành phần
    kinh tế . Điều đó tạo ra môI trường kinh doanh bình đẳng và sự cạnh tranh lành mạnh giữa
    các doanh nghiệp . Mặt khác, tạo sự găn bó hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...