Luận Văn Các giải pháp tăng cường huy động vốn tại các tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ-côn

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Bống Hà, 25/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    Nhằm mục tiêu nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế trong cơ chế thị trường đa hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, tiến tới phát triển kinh tế ổn định, bền vững theo chiến lược mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, trong thời gian qua, chứng ta đã có nhiều giải pháp đổi mới, áp dụng nhiều mô hình kinh tế, tạo cơ sở pháp lý, môi trường thuận lợi cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
    Tại hội Nghị TW 3, khoá IX, Đảng ta đã thông qua Nghị quyết về các định hướng và những giải pháp tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Nhà nước nói chung và các Tổng công ty Nhà nước nói riêng. Bên cạnh các giải pháp sắp xếp tổng công ty Nhà nước đang thực hiện, Nghị quyết đã tập trung đổi mới theo hướng thí điểm để nhân rộng việc thực hiện chuyển đổi tổng công ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con.
    Thực hiện Nghị quyết TW 3, khoá IX, trong thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra các cơ chê, chính sách, hướng dẫn và tiến hành thực hiện thí điểm chuyển các tổng công ty Nhà nước, các công ty Nhà nước độc lập và các công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Ngày 09/08/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 153/2004/NĐ-CP về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty Nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ-công ty con, tạo môi trường pháp lý ổn định cho các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển đổi và hoạt động tốt theo mô hình công ty mẹ-công ty con.
    Mô hình công ty mẹ-công ty con tuy mới được triển khai thực hiện tại Việt Nam nhưng thực tế cho thấy sự chuyển đổi, tổ chức lại theo mô hình này đã thực sự thu được những kết quả nhất định, hoạt động của các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, tổ chức lại đạt hiệu quả cao, bước đầu khẳng định được tính đúng đắn của việc chuyển đổi từ liên kết theo kiểu hành chính với cơ chế giao vốn sang liên kết chặt chẽ bằng cơ chế đầu tư tài chính, xác định rõ trách nhiệm, quyền lợi của các thành viên, phát triển năng lực, qui mô và phạm vi kinh doanh, thúc đẩy việc tích tụ, tập trung vốn, huy động các nguồn lực của doanh nghiệp vào đầu tư.
    Tuy nhiên, quá trình hoạt động trong thời gian vừa qua, mô hình công ty mẹ-công ty con đã bộc lộ những vướng mắc, hạn chế cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện như cơ chế quản lý tài sản, cơ chế quản lý vốn, khả năng tài chính, phân định chức năng, nhiệm vụ của công ty mẹ, công ty con . Một trong những khâu quan trọng cần được tập trung phân tính, đánh giá, đưa ra các giải pháp tối ưu đó là cơ chế huy động vốn của các tổng công ty Nhà nước, công ty Nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty Nhà nước sau khi chuyển đổi hoạt động sang mô hình công ty mẹ-công ty con.
    Nhận thức được vấn đề như trên, qua quá trình học tập, nghiên cứu, em đã lựa chọn đề tài cho bài tập lớn của mình là: “Các giải pháp tăng cường huy động vốn tại các tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con tại Việt Nam.”
    Bài viết gồm hai phần chính là:
    - Các nội dung cơ bản về tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con.
    - Thực trạng hoạt động, nguyên nhân và các giải pháp tăng cường huy động vốn đối với tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con tại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...