Luận Văn Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển các làng nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nông thôn Việt Nam cho đến nay vẫn chiếm hơn 70% lao động của cả nước.
    Trong những năm đổi mới cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung
    theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu kinh tế nông thôn cũng đang chuyển
    dịch theo hướng tiến bộ. Tỷ trọng các ngành nghề phi nông nghiệp ngày càng tăng và
    nông nghiệp ngày càng giảm. Cùng với quá trình đó lao động trong khu vực nông
    nghiệp ngày càng giảm và lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ ngày càng
    tăng. Sự phát triển của các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là sự khôi phục và
    phát triển các làng nghề, các ngành nghề nông thôn đã góp phần quan trọng trong giải
    quyết việc làm, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn. Bộ mặt nông thôn đã có sự thay
    đổi đáng kể, đời sống vật chất cũng như văn hóa xã hội ngày càng được cải thiện.
    Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, Đảng và Nhà nước cũng như
    các chính quyền địa phương rất quan tâm đến phát triển các làng nghề. Nhiều làng
    nghề truyền thống được bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề mới ra đời. Đến nay cả
    nước đã có 1.439 làng nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống phân bố trên cả 3
    miền đất nước [36]. Tuy nhiên, sự phát triển của các làng nghề vẫn mang tính tự phát,
    quy mô sản xuất còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, trình độ lao động còn thấp. Tình trạng
    thiếu vốn, thiếu mặt bằng sản xuất, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm đơn điệu, khả năng
    tiếp thị yếu đang khá phổ biến ở các làng nghề hiện nay. Đây là thách thức lớn của
    toàn xã hội, vấn đề đặt ra có tính thời sự, lâu dài, đòi hỏi như thế nào để tìm ra phương
    án hiệu quả nhất, đảm bảo phát triển.
    Thành phố Đà Nẵng cũng giống như nhiều địa phương khác có lịch sử phát triển
    lâu đời của nhiều làng nghề, có nhiều mặt hàng thủ công truyền thống có giá trị xuất
    khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hơn nữa thành phố là nơi có nhiều
    tiềm năng và lợi thế trong phát triển của các làng nghề, như nguồn nguyên liệu tại chỗ
    phong phú, có vị trí địa lý thuận lợi cho trao đổi sản phẩm, nhất là phục vụ cho du
    khách. Trong nhiều năm qua thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư khôi
    phục và phát triển làng nghề theo chủ trương, chính sách của Nhà nước. Nhiều làng
    nghề được khôi phục và phát triển, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Song,
    cũng như nhiều địa phương khác, làng nghề Đà Nẵng vẫn gặp nhiều khó khăn trong
    quá trình phát triển. Nguyên nhân có nhiều nhưng trong đó do thành phố cũng như các
    ban ngành chưa xây dựng được hệ thống các giải pháp đồng bộ phục vụ cho việc phát
    triển các làng nghề, trong đó đặc biệt là các giải pháp tài chính. Vì vậy, nghiên cứu
    sinh đã chọn đề tài: “ Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển làng nghề trên địa
    bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến
    sĩ. Đề tài sẽ góp phần làng sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra các chủ
    trương, chính sách và các giải pháp tài chính trong quá trình phát triển làng nghề của
    thành phố.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...