Luận Văn Các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận theo hướng Công nghiệp h

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1: Những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lý luận về tài chính 6
    1.1. Cơ cấu kinh tế . 6
    1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế. . 6
    1.1.2. Nội dung cơ cấu kinh tế. 7
    1.1.3. Tính chất của cơ cấu kinh tế. . 10
    1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 11
    1.1.5. Các tiêu chí đánh giá cơ cấu kinh tế hợp lý 14
    1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. . 14
    1.2.1. Những quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. . 14
    1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. . 15
    1.2.2.1. Quan niệm về công nghiệp hóa - hiện đại hoá. 15
    1.2.2.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. . 16
    1.3. Tài chính và vai trò của tài chính trong nền kinh tế. . 17
    1.3.1. Nguồn, bản chất của tài chính. 18
    1.3.2. Chức năng của tài chính. . 19
    1.3.3. Hệ thống tài chính 21
    1.3.4. Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường. . 21
    1.4. Bài học rút ra từ kinh nghiệm lựa chọn chính sách tài chính của các nước trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 23
    Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những tác động của tài chính đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận thời gian qua. 25
    2.1. Khái quát về tỉnh Bình Thuận. . 25
    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. . 25
    2.1.2. Cấp hành chính, dân số và lao động. . 26
    2.1.3. Tình hình xã hội, giá trị văn hoá, nhân văn. . 27
    2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận thời gian qua. . 28
    2
    2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 28
    2.2.1.1. Tương quan và chuyển dịch giữa các ngành. . 29
    2.2.1.2. Nông nghiệp. 31
    2.2.1.3. Công nghiệp. . 33
    2.2.1.4. Dịch vụ. 34
    2.2.1. Cơ cấu thành phần kinh tế. 37
    2.3. Tác động của tài chính đối với nền kinh tế thời gian qua và những tồn tại đặt ra cho thời gian đến. 43
    2.3.1. Tác động của tài chính đối với nền kinh tế thời gian qua. 43
    2.3.2. Những tồn tại, hạn chế đặt ra cho thời gian tới. . 46
    Chương 3: Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 49
    3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận thời gian đến. 49
    3.1.1. Tác động của bối cảnh quốc tế và những cơ hội mở ra. . 49
    3.1.2. Tác động của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước và các vùng lân cận. 50
    3.1.3. Thách thức về khả năng cạnh tranh trong phát triển kinh tế và hội nhập của Tỉnh. 51
    3.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Thuận thời gian đến. . 51
    3.2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát. 51
    3.2.2. Một số chỉ tiêu cụ thể. 52
    3.3. Giải pháp tài chính để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Thuận giai đoạn 2006-2010. . 53
    3.3.1. Chi đầu tư từ ngân sách nhà nước. 53
    3.3.2. Huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư . . 59
    3.3.3. Tài chính doanh nghiệp 71
    3.3.4. Khai thác thị trường đất đai, bất động sản. 73
    3.3.5. Hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát tài chính. . 74
    KẾT LUẬN 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
    PHỤ LỤC . 76
    3
    LỜI MỞ ĐẦU
    Cơ cấu kinh tế được hiểu theo cả hai phương diện chất và lượng. Về chất, đó là các quan hệ gắn bó giữa các yếu tố kinh tế trong một chỉnh thể thống nhất và các yếu tố này vừa làm điều kiện cho nhau, vừa tác động thúc đẩy nhau đảm bảo cho nền kinh tế vận động cân đối, nhịp nhàng, đem lại hiệu quả cao. Về lượng, đó là quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế, quan hệ này được xác định trong một thời điểm nhất định theo chỉ số kỹ thuật hoặc chỉ số giá trị. Thông qua cơ cấu kinh tế người ta thấy được trình độ phân công lao động xã hội trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và như vậy, cơ cấu kinh tế luôn biến đổi cấu trúc cùng với sự biến đổi của lực lượng sản xuất xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong ba nội dung cơ bản của tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hóa: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có nghĩa xem xét cơ cấu kinh tế ở trạng thái động có định hướng. Nó là quá trình làm thay đổi cấu trúc, tỷ trọng, tốc độ và chất lượng các mối quan hệ kinh tế giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế nhằm đạt tới một cơ cấu hợp lý hơn, tạo thế và lực mới cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Sự vận động, biến đổi của cơ cấu kinh tế diễn ra rất đa dạng giữa các quốc gia có những điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ phát triển khác nhau, song quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn có những xu hướng chung mang tính quy luật. Bình Thuận xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đại đa số lao động là nông dân và ngư dân với trình độ sản xuất nghèo nàn. Từ một xuất phát điểm như thế, qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới cùng cả nước, cơ cấu kinh tế của Tỉnh đã có những chuyển biến rõ rệt. Tuy vậy, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trên con đường thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
    4
    Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Thuận, cần phải có những chính sách và giải pháp tích cực. Trong đó không thể thiếu những giải pháp về tài chính bởi tài chính không chỉ bắt nguồn từ kinh tế, mà quan trọng hơn, nó còn là một bộ phận thiết yếu không thể tách rời của kinh tế. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của địa phương đang công tác, sau thời gian học tập và được trang bị những kiến thức lý luận sau đại học, tôi chọn đề tài “Các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá”. Chính cái tên của đề tài đã thể hiện rõ mục tiêu mà nó muốn hướng đến, mục tiêu thúc đẩy sự chuyển dịch tích cực của cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận trong thời gian đến. Để đạt được mục tiêu này, đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống lại những vấn đề cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lý luận về tài chính; phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua, rút ra những mặt tích cực, mặt còn hạn chế, tìm ra những nguyên nhân tồn tại. Từ đó, đề xuất những giải pháp tài chính để phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Với cơ sở phương pháp luận trên, cơ cấu kinh tế được nhìn nhận là một chủ thể luôn vận động, biến đổi, do vậy cần được thường xuyên nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển. Các kết luận, giải pháp đề xuất được đúc kết từ quá trình thu thập, khảo sát, tổng hợp các thông tin, tư liệu và đối chiếu với cơ sở lý luận để làm sáng tỏ những nội dung nghiên cứu. Ngoài ra, để bảo đảm tính khoa học, đề tài cũng tuân thủ một số nguyên tắc và phương pháp cơ bản như nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống. Kết cấu của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lý luận về tài chính.
    5
    Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những tác động của tài chính đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận thời gian qua. Chương 3: Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Mặc dù đã rất cố gắng, song với sự hạn chế về tư liệu, kiến thức lý luận lẫn thực tiễn, chắc chắn những nội dung trình bày không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhiều vấn đề trong đề tài đặt ra nhưng chưa được nghiên cứu, giải quyết thật thấu đáo. Kính mong các Thầy, Cô, các đồng nghiệp quan tâm, cho ý kiến để đề tài được hoàn thành và mang ý nghĩa thiết thực hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...